CHA MẸ ĐỘC HẠI - VƯỢT QUA DI CHỨNG TỔN THƯƠNG VÀ GIÀNH LẠI CUỘC ĐỜI BẠN - Trang 191

thể chịu được cảm giác bị ruồng bỏ. Khao khát chắp nối đó được mang
theo vào những mối quan hệ khi trưởng thành.

Kim đã chiến đấu với khao khát đó khi cô kết thúc cuộc hôn nhân:

Mặc dù cuộc hôn nhân không đẹp như tưởng tượng, nhưng ít nhất tôi
cũng đã cảm thấy mình là một phần trong cuộc đời ai đó. Khi nó chấm
dứt và anh ấy không còn ở đây nữa, tôi bỗng cảm thấy hoảng sợ. Tôi
cảm thấy mình chẳng là gì và bản thân không còn tồn tại. Khoảng thời
gian duy nhất tôi cảm thấy ổn đó là khi tôi ở cạnh một người đàn ông
và anh ấy nói tôi ổn.

Khi Kim còn nhỏ, sự lệ thuộc của cô với người cha đầy quyền lực tạo

cho cô cảm giác an tâm tạm thời. Mỗi khi cô muốn xa ông để tự lập, ông
luôn tìm mọi cách triệt tiêu suy nghĩ ấy. Bởi vậy, nên khi đã trưởng thành,
cô không thể cảm thấy an toàn trừ khi cô là một phần của một người đàn
ông và anh ta là một phần của đời cô.

Sự dính mắc tạo ra sự lệ thuộc tuyệt đối vào những cái gật đầu và chấp

nhận đến từ tác nhân bên ngoài. Người yêu, sếp, bạn bè và cả người lạ bỗng
trở thành những kẻ đến sau trong mắt cha mẹ. Người trưởng thành như Kim
được nuôi dưỡng trong gia đình không được thể hiện cái tôi và rồi trở thành
một con nghiện những lời tán thành, luôn khát khao được người khác
“chỉnh sửa”.

Hành động để cân đối gia đình

Như ta đã thấy trong trường hợp của Micheal, chỉ cần không ai cố

gắng chia cắt và luôn tuân thủ luật lệ của gia đình thì một gia đình rối ren
có thể tạo ra một ảo tưởng về tình cảm và sự bền vững. Khi Micheal quyết
định ra ở riêng để kết hôn và sống một cuộc sống tự lập, anh ấy đã vô tình
làm mất cân bằng trong nội bộ gia đình.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.