CHA MẸ GIỎI CON THÔNG MINH - Trang 108

Đa số trẻ em, giống như Leila đều thật sự không muốn nói với cha mẹ về những vấn đề xảy ra với
mình, thậm chí, cũng như Nancy, lúc đầu, chúng dường như lảng tránh những câu hỏi của người
lớn. Bạn hãy nói cho trẻ những cảm nhận của mình về những người bạn của chúng. Nếu trẻ hình
dung được sự việc, bạn sẽ không cần phải giải thích cho trẻ lý do nữa. Quan trọng là, những câu hỏi
như vậy sẽ giúp trẻ đối phó và xử lý tốt hơn nếu gặp phải chuyện cũ hay những tình huống nảy
sinh sau này.

Ma tuý

"Chỉ cần nói không!"

Cách đây vài năm, chúng tôi nghe nói đó là khẩu hiệu kêu gọi trẻ em hãy tránh xa ma tuý.

Tác dụng của khẩu hiệu đó là gì? Rõ ràng, một câu khẩu hiệu không thể giúp trẻ em hiểu được tại
sao không nên dính vào ma tuý. Xét trên nhiều khía cạnh, sử dụng khẩu hiệu thật sự không đem lại
hiệu quả. Thứ nhất, bọn trẻ sẽ không nghe theo. Khẩu hiệu không giải quyết được những vấn đề
của bọn trẻ mà đối với chúng, nói suông chẳng ích gì, có thể do chúng sợ điều gì đó không hay sẽ
xảy ra khi chúng nói "không". Hơn nữa, khẩu hiệu không gợi cho trẻ những cách ứng xử phù hợp
trong trường hợp chúng bị ma tuý cám dỗ. Cuối cùng, khẩu hiệu dễ khiến các bậc cha mẹ nghĩ rằng
giải quyết vấn đề ma tuý không khó.

Không dễ gì tìm ra câu trả lời bởi có vô vàn lý do phức tạp khiến trẻ sa vào ma tuý. Có thể trẻ gặp
rắc rối trong quan hệ bạn bè và không biết giải quyết vấn đề bằng cách nào. Hoặc chúng muốn thử
những cảm giác mới lạ mà không nghĩ đến hậu quả.

Có lẽ, lý do quan trọng nhất khiến khẩu hiệu bị xem nhẹ là vì nó không thật sự hiệu quả với trẻ,
nghĩa là không khuyến khích trẻ tự suy luận các vấn đề của bản thân. Thông thường, những trẻ tư
duy tốt có khả năng tránh ma tuý giỏi nhất.

Bạn có thể phát triển kỹ năng tư duy của trẻ để ngăn chúng không dính vào ma tuý và nên bắt đầu
việc này sớm, trước khi con bạn chưa dính vào tệ nạn này. Theo nghiên cứu cá nhân mà tôi tiến
hành trong suốt 30 năm qua thì ở tuổi lên bốn, trẻ có thể trở thành hoặc học cách trở thành những
người giải quyết vấn đề rất tốt.

Tôi nhận thấy chỉ một vài câu hỏi đơn giản có thể giúp trẻ từ bốn đến năm tuổi hiểu được những
việc mình đang làm và hậu quả của chúng.

"Vấn đề là gì?" (Câu hỏi này giúp trẻ nhận ra vấn đề cần giải quyết bằng lời nói).

"Chuyện gì đã xảy ra khi hai cháu tranh giành nhau đồ chơi?" (Câu hỏi này giúp trẻ hiểu được hậu
quả mà mình gây ra).

"Khi đánh bạn, cháu có nghĩ đến cảm nhận của bạn không?” (Câu trả lời thường là "Bạn ấy tức điên
lên với cháu").

"Cháu cảm thấy thế nào khi bạn ấy không mời cháu đến dự sinh nhật nữa?" (Câu trả lời thường là
"Cháu thấy buồn ạ").

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.