CHA MẸ GIỎI CON THÔNG MINH - Trang 119

hòa hợp về suy nghĩ và cảm xúc, mặt khác lại ít quan tâm đến mong muốn và nhu cầu của người
khác hơn. Điều này khiến trẻ không có bạn bè. Trong khi đó, Georgia Witkin, tác giả cuốn Bệnh
Stress ở trẻ em (KidStress), chỉ ra rằng những đứa trẻ có mâu thuẫn tích cực với anh chị em
thường coi trọng mối quan hệ với người khác. Chúng mong muốn có người hiểu mình, sẵn sàng
chăm sóc và bảo vệ mình cũng như trở thành những người bạn tốt mãi mãi.

Cha mẹ có ảnh hưởng như thế nào đến những mâu thuẫn tích cực và tiêu cực? Cha mẹ thường
xuyên cãi nhau ảnh hưởng tới bầu không khí chung trong gia đình và ảnh hưởng tới mối quan hệ
anh chị em của trẻ. Nếu cha mẹ mâu thuẫn với con cái (điều này thường xảy ra ở những gia đình có
bố mẹ nghiêm khắc) thì mâu thuẫn giữa con cái với nhau sẽ trở nên căng thẳng hơn. Và việc cha
mẹ can thiệp quá sớm vào những xích mích của trẻ cũng sẽ khiến chúng mất đi cơ hội học cách giải
quyết vấn đề hiện tại và cả sau này.

Mở đầu Phần 3, tôi sẽ chỉ ra cách cha mẹ có thể giải quyết những mâu thuẫn trong gia đình. Đó là
dành nhiều thời gian hơn cho nhau, giữ đúng lời hứa để củng cố lòng tin, hòa giải mọi bất đồng
giữa vợ và chồng trong việc nuôi dạy con cái. Đồng thời, tôi sẽ trình bày những biện pháp để
những mâu thuẫn bình thường trong quan hệ anh chị em của trẻ không trở thành những mâu
thuẫn tiêu cực.

Kết thúc Phần 3, tôi sẽ trình bày những dẫn chứng cho thấy các kỹ năng học được ở nhà có thể giúp
trẻ đối phó với xung đột bên ngoài như thế nào. Đây là yếu tố cực kỳ quan trọng bởi vì theo nghiên
cứu của tôi, kỹ năng giải quyết vấn đề tốt giúp trẻ có được nhiều người bạn tốt và theo báo cáo của
hai nhà nghiên cứu Jeffrey Parker và Steven Asher, điều đó tác động rất lớn đến thành công sau
này của trẻ.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.