CHA MẸ GIỎI CON THÔNG MINH - Trang 155

Nếu con bạn giống những đứa trẻ trên đây thì có một số cách có thể giúp bạn.

Thay vì nói với con những chuyện có thể sẽ xảy ra, hãy tìm thời gian thích hợp để hai mẹ con trò
chuyện và hỏi trẻ: “Chuyện gì sẽ xảy ra nếu…”.

con để quên áo khoác ở trường?"

con để quên sách trong ngăn kéo?"

con để quên sách mượn thư viện ở nhà bạn?"

con quên trả bạn đồ?"

Hầu hết trẻ đều nghĩ ra hậu quả của việc "quên" như bị mất áo khoác, hay không ôn tập để làm tốt
bài kiểm tra, hoặc bị phạt nếu không trả sách đúng hạn và khiến bạn bè mất lòng tin.

Nếu con bạn không thể nghĩ ra những điều này, bạn hãy hướng dẫn con mà không cần thiết phải
giải thích. Ví dụ, bạn hãy hỏi: “Chuyện gì sẽ xảy ra nếu ai đó không biết đấy là áo khoác của con và
không thấy ai đến tìm?"; "Chuyện gì sẽ xảy ra nếu con phải làm bài mà lại quên mang sách?"

Khi con bạn lường trước được hậu quả, bạn hãy hỏi: “Con cảm thấy thế nào nếu xảy ra những
chuyện như vậy?" Khi quan tâm đến cảm xúc cá nhân, con bạn sẽ dễ dàng nói đến vấn đề của mình
hơn. Thay vì gợi ý, hãy để trẻ tự tìm ra câu trả lời.

Giờ hãy hỏi bé: “Con nên làm gì để lần sau nhớ mang về những đồ cần thiết (hoặc trả bạn những
thứ đã mượn)?"

Victor, cậu học trò tám tuổi luôn quên mang sách đến trường, trả lời: “Con có thể ghi vào một tờ
giấy là ’Kiểm tra bài tập về nhà ngày hôm nay và các bài kiểm tra nếu có‘ rồi dán lên trên tủ ạ”.
Melanie mười tuổi thì thường quên trả sách cho bạn. Cô bé nghĩ là sẽ viết tên người bạn cho mượn
sách và ngày giờ trả sách vào một tờ giấy.

Có thể việc này không có tác dụng ngay trong những lần đầu tiên. Nhưng khi tự mình nghĩ ra ý
tưởng, trẻ sẽ hứng thú thực hiện hơn là bị người lớn đề nghị hay yêu cầu.

Điều này chính là những gì đã xảy ra với cô bé Riva năm tuổi. Cô bé thường quên đánh răng buổi
tối, đặc biệt nếu con mèo của nhà Riva hay chị gái Riva cùng vào phòng tắm. Chúng sẽ đùa nghịch
hay nói chuyện với nhau, thậm chí đến mức Riva chẳng buồn đụng đến kem đánh răng. Khi mẹ hỏi
Riva sẽ làm gì để nhớ đánh răng, cô bé trả lời: “Con sẽ dán vào gương một bức tranh có hàm răng,
mẹ ạ”. Riva tự vẽ bức tranh và tất cả mọi người đều rất thích thú. Bức tranh khá buồn cười nhưng
đúng là cô bé không còn quên đánh răng nữa.

Để trẻ tự suy nghĩ và tìm ra giải pháp cũng là cách giúp bạn thay đổi tính chất của cuộc nói chuyện.
Bạn không tập trung vào những việc mà trẻ quên, ngược lại gợi cho trẻ biết làm thế nào để nhớ
được. Kết quả là, trẻ sẽ cảm thấy tự hào về khả năng của mình.

"Con hãy tự làm một mình!"

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.