CHA MẸ GIỎI CON THÔNG MINH - Trang 65

Bên cạnh đó còn có một chương về những vụ gây gổ. Làm thế nào để giải quyết tình huống trẻ bị
một em khác đánh, xô đẩy, giật đồ chơi, hoặc trẻ làm tổn hại hay có ý định làm tổn hại một ai đó −
cũng như những vụ cãi lộn, khi trẻ trêu chọc, xúc phạm hay lôi tên người khác ra chế nhạo.

Gần đây, chúng tôi đang chú ý đến một dạng gây gổ khác: can thiệp vào mối quan hệ của người
khác. Nó xảy ra khi người ta nói xấu sau lưng người khác, gieo rắc tin đồn, hoặc không cho trẻ con
tham dự tiệc tùng. Loại hành vi làm người khác tổn thưởng này, được nhà tâm lý học Nicki Crick và
các cộng sự ở Đại học Minnesota gọi bằng thuật ngữ “gây gổ quan hệ”, bắt đầu từ năm trẻ lên tám,
chín tuổi (mặc dù những biểu hiện của nó có thể xuất hiện ngay từ hồi mẫu giáo). Nó xuất hiện ở
trẻ em gái nhiều hơn trẻ em trai và khó thấy hơn so với các hành động gây gổ khác. Các thầy cô
giáo và cha mẹ không phải lúc nào cũng nhận thức được về hành vi “ngầm” này. Nhưng dạng gây
gổ cảm xúc này cũng gây đau đớn không kém – nếu không muốn nói là hơn – so với việc bị đá vào
ống chân. Kiểu đau này dai dẳng hơn bởi vì nó gây tổn thương bên trong. Và khi trẻ em có cảm
nhận không tốt từ bên trong, có thể các em sẽ tự thấy ghét mình rồi dần dần không muốn đến
trường nữa.

Tại sao một số trẻ em lại có khuynh hướng muốn chế ngự hay hành hạ những em yếu đuối hơn vốn
không biết hoặc không thể tự vệ? Một số thì cố gắng để được tôn trọng theo cách duy nhất mà các
em biết là hăm dọa. Một số muốn giành lại quyền kiểm soát đã bị mất. Điều này thường xảy ra ở
những gia đình áp đặt mức kỷ luật hà khắc và cực đoan khiến trẻ phải giải thoát tâm lý chán nản
bằng cách trút lên những bạn yếu hơn, an toàn hơn ở trường. Một số có thể bị ức hiếp và coi gây gổ
là một phương pháp báo thù.

Và điều gì xảy ra đối với những nạn nhân của việc gây gổ − những người bị tấn công bằng đòn
đánh, lời nói hoặc cảm xúc? Theo báo cáo của nhà giáo dục John Hoover, các em phải chịu khổ sở
không chỉ trong những năm đi học mà cót thể là suốt cả đời. Peter Smith và cộng sự đã phát hiện ra
rằng trên thực tế, trẻ em bị đe dọa, xúc phạm, coi thường hoặc chế giễu ở trường, đặc biệt là những
em không đối phó, rất có khả năng sau này vẫn tiếp tục làm nạn nhân ở nơi làm việc.

Cả kẻ gây gổ lẫn nạn nhân đều cần được chú ý. Crick, Patricia Brennan và cộng sự thấy rằng gây gổ
và hậu quả của nó đều không tự mất đi; cả thủ phạm lẫn nạn nhân về sau đều chịu những rối loạn
tâm lý như lo lắng, trầm cảm, hoặc hành động bột phát và phạm tội. Theo nhà nghiên cứu Tonja
Nansel và các cộng sự, trung bình cứ bảy học sinh ở Mỹ thì có một em (tương đương năm triệu em)
hoặc là kẻ gây sự, hoặc là nạn nhân, hoặc là cả hai. Không có gì là ngạc nhiên khi những em nhỏ mà
tôi phỏng vấn trong cuốn Dạy tư duy cho trẻ vị thành niên đã coi việc bị ức hiếp là mối lo ngại số
một của các em. Cha mẹ các em cũng rất lo lắng, nhưng không phải là lo con mình trở thành kẻ ức
hiếp mà lo con mình bị ức hiếp. Và trong nhiều trường hợp, đối tượng bị ức hiếp tỏ ra sợ hãi và âm
thầm chịu đựng.

Bạn cần phải làm gì? Rất nhiều điều. Hai nhà tâm lý học người Thuỵ Điển, Hakan Stattin và
Margaret Kerr, nhận thấy, phản ứng của phụ huynh trước hành vi của con cái có thể đóng vai trò
then chốt trong việc ngăn chặn xu hướng gây gổ và bạo lực. Họ chỉ ra ba cách để cha mẹ có thể
giám sát con cái:

1. Cha mẹ có thể áp đặt nguyên tắc và giới hạn các hành vi và quan hệ của bé. Nhưng cách này có
thể khiến trẻ giữ bí mật về những điều các em làm;

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.