CHA MẸ GIỎI CON THÔNG MINH - Trang 7

MẸ: Cả hai con nghĩ xem có cách nào khác để giải quyết vấn đề này, sao cho cả hai đều không cảm
thấy khó chịu và không phải đánh nhau không?

VAL: Em có thể lấy chỗ đất sét đỏ còn con lấy chỗ đất sét xanh, sau đó bọn con sẽ đổi cho nhau.

MẸ: Patty, như vậy có được không?

PATTY: Vâng, con sẽ làm một cái bánh và chị Val có thể dùng để ăn tráng miệng.

VAL: Được, còn con sẽ làm phần kem phủ.

Như các bạn thấy đấy, Julia không hề nói đến các cô con gái, mà thay vào đó cô đặt câu hỏi. Kỹ
thuật này không chỉ trực tiếp giúp cả hai cô bé tự giải quyết vấn đề của riêng mình mà còn cho
phép Julia biết được vấn đề là gì, xét trên quan điểm của lũ trẻ. Nó cũng cho Val cơ hội thể hiện
cảm xúc của mình – rằng bé đang rất bực bội vì bé tin rằng thường ngày vẫn chia sẻ mọi thứ với
Patty thế mà Patty lại không hề đền đáp lại.

Cũng cần phải lưu ý rằng mỗi câu hỏi của Julia đều nhằm một mục đích riêng. Chẳng hạn, khi hỏi
xem cả hai chị em cảm thấy thế nào, người mẹ đang giúp các con phát triển ý thức thông cảm. Một
trong những lý do giải thích tại sao yếu tố cảm thông lại quan trọng đến vậy là, nếu không quan
tâm đến cảm giác của chính mình, chúng ta không thể quan tâm đến cảm giác của người khác được.
Khi Julia hỏi: “Vậy điều gì sẽ xảy ra nào?”, lũ trẻ được yêu cầu phải cân nhắc về hậu quả mà hành vi
của các em sẽ gây ra. Cuối cùng, để giúp các con tự mình tìm ra giải pháp cho rắc rối trước mắt, chị
hỏi: “Cả hai con thử nghĩ xem còn cách nào khác để giải quyết vấn đề này, sao cho cả hai đều không
cảm thấy khó chịu và không phải đánh nhau?”

Khác là một từ chìa khóa trong kỹ thuật trò chuyện. Bạn sẽ thấy ở một số chương trong cuốn sách
này, có rất nhiều từ mà tôi cho in nghiêng nhằm thể hiện rằng chúng đang được sử dụng theo cách
mới. Các từ khác – chẳng hạn như không, trước, và sau – đều trở thành từ chìa khóa khi dùng,
chẳng hạn như trong những câu hỏi: “Ý kiến của con tốt hay không tốt nào?”, “Điều gì đã xảy ra
trước khi con đánh bạn?”, “Sau đó thì điều gì sẽ xảy ra?”.

Để lũ trẻ suy nghĩ về những câu hỏi đó, hãy sử dụng các từ khóa này và cả những từ khác nữa, điều
thú vị sẽ xảy ra. Thay vì bỏ đi mà trong lòng giận dữ, bất lực, buồn chán, hoặc bị áp đảo, các em sẽ
cảm thấy được trao quyền tự quyết và dễ chấp nhận giải pháp hơn. Theo kết quả nghiên cứu của
tôi, trẻ em có xu hướng sẵn sàng thực hiện giải pháp các em tự nghĩ ra hơn là những giải pháp mà
cha mẹ cho là tốt nhất.

Vậy, phương pháp giải quyết vấn đề này khác gì với những phương pháp khác mà các bậc cha mẹ
có thể sử dụng để giải quyết rắc rối xảy ra với con mình? Hãy trở lại với tình huống các cô con gái
đang giận dữ của Julia, và giả sử như chị sử dụng điều mà các nhà tâm lý học gọi là “khẳng định
quyền lực”, tôi thì gọi đơn giản là “phương pháp quyền lực”. Có thể chị sẽ nói: “Đưa chỗ đất sét đấy
đây cho mẹ. Nếu hai con không nhường nhau, mẹ sẽ cất đi và sẽ chẳng đứa nào có đất sét hết”.
Hoặc: “Mẹ không muốn nghe các con to tiếng với nhau chút nào nữa. Patricia! Không được ích kỷ
như vậy!” Các biện pháp như quát mắng, ra lệnh, tịch thu những gì lũ trẻ muốn, hoặc thậm chí biện

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.