CHA MẸ GIỎI CON THÔNG MINH - Trang 8

pháp cách ly cổ lỗ, có thể mang lại kết quả mong muốn là dừng trận chiến lại, chỉ làm hài lòng các
bậc cha mẹ trong một thời gian rất ngắn.

Đấy là vì “phương pháp quyền lực” đã bỏ qua một phần cực kỳ quan trọng trong “bức tranh”: bản
thân lũ trẻ. Các em cảm thấy thế nào? Chắc chắn chúng vẫn giận dữ và chán nản như lúc trận chiến
mới bắt đầu. Không chỉ vậy, các em còn không học được cách tự mình giải quyết vấn đề, và điều
này rất dễ đồng nghĩa với việc khi thời gian cách ly đã hết, các em lại cãi nhau về bộ đồ chơi đất sét.
Và ngày hôm sau, các em sẽ rất dễ cãi nhau về một thứ khác. Một điều nguy hiểm khác trong
“phương pháp quyền lực” là dần dần, các em sẽ cảm thấy bị chế ngự nhiều đến mức trở nên lãnh
đạm hoặc hằn học, và có thể sẽ trút sự chán nản đó lên đầu bạn bè.

Các cách khác mà Julia có thể sử dụng là “phương pháp gợi ý” và “phương pháp giải thích” theo
thuật ngữ của tôi. Nếu Julia sử dụng “phương pháp gợi ý”, chị sẽ bảo với các con điều gì nên làm
chứ không phải là điều gì không nên làm. Chẳng hạn, có thể chị sẽ nói: “Con nên hỏi xin thứ mà con
muốn”, hoặc “Con nên chia sẻ đồ chơi của mình”. Nếu sử dụng “phương pháp giải thích”, chị sẽ nói:
“Nếu hai con không học cách chia sẻ, sẽ không có ai chơi với các con nữa, và các con sẽ không có ai
làm bạn cả”. Phương pháp này hoạt động trên cơ sở giả sử rằng lũ trẻ hiểu được hành vi của mình
có tác động như thế nào và ít khi thực hiện những hành vi làm tổn thương bản thân cũng như
người khác. Theo phương pháp giải thích, Julia có thể áp dụng thông điệp “mẹ” vốn được sử dụng
rất rộng rãi, chẳng hạn như: “Mẹ rất bực vì các con cứ cãi nhau như thế”.

Trong khi hai phương pháp gợi ý và giải thích tỏ ra có hiệu quả tích cực hơn so với phương pháp
quyền lực, các bậc cha mẹ sử dụng cả ba phương pháp này vẫn còn nghĩ cho con mình. Thay vì yêu
cầu các con tự mình giải quyết vấn đề, họ độc thoại một chiều. Những người này đang bảo, chứ
không phải đang trò chuyện với con mình, và rất có khả năng là các em đã bỏ ngoài tai những lời
gợi ý, giải thích của cha mẹ. Hơn nữa, cuối cùng các bậc cha mẹ sẽ cáu tiết lên bởi vì con họ không
nghe lời − điều này dẫn tới kết cục là không bên nào đạt được gì cả.

Trên thực tế, trong ba phương pháp này, không có phương pháp nào khích lệ cha mẹ nhận ra hay
hiểu được cảm giác của con mình; chúng cũng không chú trọng đến cảm giác của phụ huynh khi họ
vấp phải những tình huống căng thẳng xảy ra với con họ.

Sử dụng kỹ thuật trò chuyện như một phương pháp giải quyết vấn đề - phương pháp mà Julia đã
áp dụng với hai cô con gái - sẽ giải quyết được cả mong muốn lẫn khả năng dễ bị tổn thương của
cha mẹ và con cái. Kết quả sẽ là cả hai bên cùng giải quyết được vấn đề.

Julia biết điều này. Chị là một phụ huynh biết suy nghĩ.

Bản chất của một phụ huynh biết suy nghĩ là chủ động, chứ không phải thụ động. Dù con bạn có
vướng phải rắc rối với anh chị em, bạn học, bạn bè hay với chính bạn, một phụ huynh biết suy nghĩ
phải cân nhắc các trường hợp, quyết định xem phải phản ứng thế nào và giúp lũ trẻ xác định được
cần phải nghĩ thế nào, chứ không phải là nghĩ cái gì, để từ đó các em có thể tự mình giải quyết vấn
đề.

Bây giờ, hãy xét trường hợp ba đứa trẻ năm tuổi đều muốn sử dụng một món đồ chơi rất hấp dẫn.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.