CHA MẸ GIỎI CON THÔNG MINH - Trang 75

Giờ thì bạn có thể nói: “Suy nghĩ tốt lắm”, hoặc: “Con giải quyết vấn đề rất giỏi”. Bằng cách tránh
những lời nhận xét như: “Ý kiến hay đấy”, bạn sẽ khen con không phải vì trẻ nghĩ gì, mà vì thực tế
là trẻ đã suy nghĩ. Nếu bạn khen một giải pháp cụ thể nào đó mà con bạn đã nghĩ ra, có thể bé sẽ
bước đi và cảm thấy hài lòng vì bạn thích ý kiến đó, nhưng rồi sẽ không suy nghĩ gì thêm. Một tuần
sau, khi vấn đề tương tự nảy sinh, bé sẽ lại áp dụng giải pháp đó nhưng chỉ khiến cho đứa trẻ kia
bất đồng mà thôi. Sau đó thì sao?

Bằng cách đưa ra giải pháp mới, không chỉ tránh được trò phân tranh quyền lực với mẹ và cuộc
xung đột với anh trai, Brett còn có nhiều cơ hội được chơi với chiếc xe.

Vậy không chia sẻ có bao giờ là giải pháp tốt hay không? Mặc dù chúng ta ai cũng muốn con trở
nên hào phóng, nhưng đối với một đứa trẻ có món đồ chơi mà theo bé là rất quý giá, đặc biệt là đồ
chơi dễ vỡ, hoặc món đồ chơi mới đến mức bé muốn giữ lại chơi một thời gian đã, người khác cần
phải bày tỏ sự tôn trọng đối với điều mà bé muốn. Để cho trẻ biết rằng bạn hiểu thế nào về cảm
giác của trẻ đối với chuyện này, bạn nên hỏi: “Lý do nào khiến con không muốn cho anh cùng chơi
chiếc xe này?” Bé Rudy bốn tuổi trả lời: “Con sợ anh ấy sẽ làm long bánh xe ra”. Mẹ đáp: “Được rồi.
Còn có thứ gì con có thể cho anh chơi chung mà không hỏng không?” Loại câu hỏi này cho trẻ thấy
chúng ta tôn trọng cảm giác của trẻ thế nào và rất ít khả năng dẫn tới cuộc chiến quyền lực hay
nước mắt.

Chiến tranh đồ chơi

Bạn đã bao giờ nghe những lời cãi cọ này chưa?: "Của tớ". "Không! Nó là của tớ! Đúng là của tớ!"

Và khi điều này không có hiệu quả, trẻ sẽ la hét đến váng tai: "Tớ có nó trước!" và "Không! Tớ có nó
trước!"

Bạn có thể tịch thu món đồ chơi đi để trẻ không còn đánh nhau nữa. Nhưng điều đó chỉ làm cho trẻ
thêm giận dữ.

Bạn có thể bảo trẻ chơi chung để không đứa nào phải khóc cả. Nhưng ý kiến này như nước đổ lá
khoai.

Bạn hãy giải thích tại sao trẻ không nên giành nhau: "Sẽ có người bị tổn thương nếu bạn không
công bằng".

Nhưng trẻ đã nghe điều này hàng ngàn lần rồi. Ngàn lần như một, trẻ chẳng hề để tâm.

Con cái giành giật, cãi cọ làm bạn phát điên. Cho đến khi bạn hét lên: "Không nếu, không và, không
nhưng gì hết!"

Khi trẻ muốn đánh nhau thay vì vui chơi, hãy bảo trẻ nghĩ xem còn cách nào khác hay không.

Mượn không xin phép:

Cầu cứu bố mẹ?

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.