nhân chủ nghĩa.
Để trở thành con người chân chính phải hội tụ được hai yếu tố: Biết thông cảm với người
khác và quyết tâm cố gắng đến cùng. Khi đó giáo dục tách thành giáo dục IQ và giáo dục EQ,
trong đó, giáo dục IQ là giáo dục nâng cao tri thức, còn giáo dục EQ là giáo dục khả năng
kiềm chế tình cảm, nhu cầu của bản thân, có lòng cảm thông sâu sắc với người khác. Nhiệm
vụ của giáo dục tinh thần trước tiên là làm cho tinh thần lành mạnh, không có những cảm xúc
bất thiện, lương tâm luôn trong sáng. Điều thứ hai tưởng như đơn giản nhưng cũng không thể
thiếu, đó là biết chào hỏi tất cả mọi người bằng thái độ niềm nở tự nhiên. Điều thứ ba là biết
trả lời “vâng” một cách chân thành.
Tóm lại, ba điều cần giáo dục cho tâm hồn là trong sáng, vui vẻ và chân thành.
Dạy trẻ cách giữ gìn tâm hổn
Con trẻ cần được dạy cách gìn giữ tâm hồn mình trong suốt cuộc đời. Vậy phải sống như thế
nào mới là tốt?
• Dạy trẻ hiểu rằng mỗi người đều có một vai trò nhất định. Sự tồn tại của mỗi người đều
quan trọng, không gì có thể thay thế được.
• Giúp trẻ nhận thức được rằng sống trên đời nhất thiết phải có mục đích. Nói cho trẻ biết tại
sao một số người lại thành công.
• Dạy trẻ tầm quan trọng của việc học và ý nghĩa của “tu thân trị nhân” - tức là cố gắng học
tập để trở thành người tài giỏi, có ích thì có thể chỉ đạo được người khác.
• Dạy trẻ: “Thuyết thành công”. Nói với trẻ về những người thành công có chí lớn. Đọc, kể
cho trẻ nghe những câu chuyện thực về họ, vẽ nên cho chúng những hình ảnh cụ thể và tạo
ra sức ảnh hưởng tới tâm hồn trẻ.
Hãy đọc cho trẻ nghe nhiều tiểu sử của những người thành công, và cùng nhau tìm ra những
nhân tố khiến họ đạt được như vậy. Theo tác giả có 10 điều kiện sau:
• Có mục đích rõ ràng.
• Không bị thất bại làm cho gục ngã.
• Phải trả giá cho thành công (không làm, không nỗ lực không thể có được.)
• Luôn sống với cảm giác biết ơn.
• Luôn có suy nghĩ lạc quan.
• Hướng tới những gì mình mong muốn.
Học tập từ “thuyết thành công.”
9
https://sachhoc.com