CHA MẸ NHẬT NUÔI DẠY CON NHƯ THẾ NÀO? TẬP 1: 300 THÓI QUEN RÈN LUYỆN NHÂN CÁCH CHO TRẺ - Trang 9

chúng không có những suy nghĩ tiêu cực làm ảnh hưởng đến người khác.” Triết gia - nhà giáo

dục Morishinzo đã từng nói: “95% trách nhiệm nuôi dạy trẻ thuộc về cha mẹ, bởi vậy phương

pháp cha mẹ nuôi dạy con cái thế nào là điều rất quan trọng.” Đừng quên dạy cho trẻ sự tự tin

và lòng vị tha.
Nuôi dưỡng chí lớn cùng với giáo dục tri thức

Ngày nay, phần lớn các gia đình đều mới chỉ dừng lại ở việc chuẩn bị hành trang tri thức con

có thành tích học tập tốt trước mắt mà không để biết rằng bồi đắp ý chí cho con còn quan

trọng hơn nhiều. Ý chí mà chúng ta đề cập trong cuốn sách này là mong ước trở thành người

tài giỏi và có chỗ đứng nhất định trong xã hội.

Nếu cha mẹ cứ để mặc con cái tự lớn lên thì chúng sẽ có tâm lý ích kỷ, coi mình là trung tâm,

trong đạo phật gọi đó là sự tăm tối. Giáo dục để trẻ không có suy nghĩ ích kỷ này là việc cực

kỳ cần thiết, nhất là trong thời đại rất nhiều trẻ nhỏ chỉ biết nghĩ đến bản thân mình, biểu hiện

của người không có đức. Ngay từ nhỏ, trẻ con cần phải được dạy dỗ từ những việc nhỏ nhất

để biết thông cảm và biết nghĩ cho người khác. Mục đích cuối cùng của giáo dục chính là để

con trẻ sau này sẽ trở thành người có ích và mong muốn góp sức mình cống hiến cho xã hội.
Biết tôn kính người trên

Khi xây dựng một gia đình hạnh phúc không thể thiếu chữ “kính”. Càng có chí lớn càng không

thể không biết đến “kính”. Trong giáo dục có hai nhân tố quan trọng: yêu và kính. Con người

mà chỉ có yêu thôi thì không đủ. Luận ngữ dạy: “Chỉ yêu mà không kính”, hay là “Thiếu chữ

kính thì không thể phân biệt ở cái gì.” Chỉ biết yêu mà không biết kính thì chúng ta không khác

loài động vật là mấy.

Trẻ sinh ra tự nhiên đã “yêu” mẹ và “kính” cha. Trẻ nhìn cha bằng con mắt kính trọng và cũng

mong muốn được cha tôn trọng. Không có ai ở trên đời này không mong muốn được người

khác tôn trọng mình, bởi vậy việc nuôi dưỡng và duy trì chữ “kính” trong tâm hồn trẻ là hết sức

cần thiết. Đứa trẻ chỉ biết nghĩ đến bản thân là đã thiếu mất chữ “kính”. Phải giáo dục trẻ bỏ

thói ích kỷ và trở thành đứa trẻ ngoan ngoãn biết nghe lời cha mẹ. Một đứa trẻ biết yêu

thương cha mẹ mình mới nghĩ được cho người khác và giữ được chữ “kính”. Người giữ được

đạo đức của mình cũng chính là người sống để cho những người xung quanh kính trọng

mình.

Bài học để trẻ hiểu về chữ “kính” chính là sự tôn trọng lẫn nhau của cha mẹ trong gia đình. Có

như vậy thì cha mẹ mới có thể làm gương cho con cái noi theo.
Giáo dục phải bỏ đưực tính vị kỷ
Hoạt động tinh thần của con người được phân chia ra làm ba lĩnh vực: “Trí - tình - ý”. Trong
trái tim thì không có chữ “trí”, chỉ có “tình” và “ý”. Trái tim quyết định tính cách của con người
thông qua “tình” (tình cảm) và “ý” (ý chí). Giáo dục trái tim tức là giáo dục để bỏ được thói cá

8

https://sachhoc.com

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.