CHA MẸ NHẬT NUÔI DẠY CON NHƯ THẾ NÀO? TẬP 1: 300 THÓI QUEN RÈN LUYỆN NHÂN CÁCH CHO TRẺ - Trang 102

sẽ vừa đọc vừa chỉ cho trẻ những từ trong sách. Thời kỳ từ 0 - 3 tuổi là thời kì trẻ có khả năng

nhớ nguyên mảng và nhớ từng chữ một rất tuyệt vời, nên việc lặp đi lặp lại mỗi cuốn truyện

chỉ cần 2-3 lần, trẻ có thể nhớ nội dung và cách đọc. Khi trẻ bắt đầu biết đọc thì sẽ càng kích

thích hứng thú giúp trẻ phát huy khả năng ham muốn học hỏi, thỏa mãn trí tò mò. Cha mẹ có

thể khuyến khích trẻ bằng những câu hỏi “Tại sao lại thế nhỉ, con thử tìm hiểu xem sao”.

Nhật có hai bảng chữ cái là Higarana và Katakana, và thường thì trẻ sẽ được dạy bảng chữ

cái để có thể đọc những cuốn truyện tranh không có chữ Hán tự. Hầu hết các trường mẫu

giáo đều dạy chữ cái cho trẻ để trẻ có thể tự viết tên mình, tự làm bài tập đơn giản ở nhà như

viết thư cho bạn, cho ông bà... Có những cha mẹ thì dạy cho con cả chữ Hán tự để con có thể

đọc những cuốn sách khác khó hơn.
Thói quen đọc sách từ nhỏ đã hình thành nên một xã hội ham học

Có thể nhận thấy rằng người Nhật vô cùng bận rộn nhưng vẫn luôn biết tranh thủ mọi lúc mọi

nơi như đứng đợi tàu, ngồi trong xe điện, trên xe bus để đọc sách. Tôi quan sát và thấy rằng

trên xe điện trung bình 4, 5 người sẽ có một người đọc sách hoặc báo.

Tuy nhiên, xu thế gần đây cho thấy người trẻ dành thời gian trên tàu chơi game hay Chat,

lướt web trên smart phone rất nhiều nên họ lười đọc sách đi hơn so với những người trung

niên. Thực tế đúng là như vậy. Trên tàu phần nhiều là những người có tuổi đọc sách, còn lại

giới trẻ thì chăm chăm vào chiếc điện thoại.

Giáo sư của mình là một người vô cùng bận rộn nhưng vẫn dành ra mỗi ngày khoảng 30 phút

đến 1 tiếng để đọc sách. Hay như người quen của mình mỗi sáng dậy từ 4 giờ để làm việc và

đọc sách. Có lẽ được tiếp xúc với sách truyện ngay từ khi còn nhỏ nên việc thích đọc sách đã

trở thành một điều tự nhiên đối với nhiều người Nhật.
Đọc sách cùng con: kiên nhẫn như cha mẹ Nhật

Khi đọc sách cùng con, có lẽ nhiều cha mẹ cảm thấy nản lòng mỗi khi con không chịu ngồi yên

nghe, hoặc cứ muốn giằng, xé, hay ném sách đi.

Những quan sát trực tiếp từ những người quen là người Nhật, tôi nhận thấy rằng cha mẹ Nhật

rất kiên nhẫn với con cái trong việc đọc truyện cho con, chính vì họ thấu hiểu tâm lý trẻ thơ

qua từng giai đoạn. Họ không quá vội vàng muốn con phải tập trung nghe ngay bởi vì trẻ con

ở giai đoạn từ 1 - 3 tuổi khả năng tập trung chưa cao, thời gian tập trung chỉ khoảng 10 hay 15

phút. Trẻ tầm 1 tuổi hay 1 tuổi rưỡi chỉ tập trung được từ 5 - 7 phút.

Việc cha mẹ Nhật kiên trì đọc nhiều lần cho con còn xuất phát từ ý nghĩa tích cực của việc làm

này. Khi nghe cuốn sách lần thứ hai trở đi, trẻ sẽ phản ứng tích cực hơn. Chẳng hạn, bản thân

trẻ tự nhiên khám phá ra điều gì đó ngạc nhiên sẽ cảm thấy thích thú. Khi trẻ phát hiện ra từ

101

https://sachhoc.com

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.