CHA MẸ NHẬT NUÔI DẠY CON NHƯ THẾ NÀO? TẬP 1: 300 THÓI QUEN RÈN LUYỆN NHÂN CÁCH CHO TRẺ - Trang 99

25. Dạy con tính toán: Rèn luyện sự khởi động tức thời, năng lực tập trung, xử lý thông tin.

Khi trẻ đã bắt đầu biết khái niệm về chữ số, cha mẹ hãy bắt đầu cho con tiếp xúc với các trò

chơi tính toán.

Kẻ một bảng, chiều dọc và chiều ngang đều đánh số từ 1 đến 10. Hỏi con 2 cộng 2 nằm ở ô

nào. Trẻ sẽ nhìn dọc theo ô 2 ở hàng cột đến vị trí ô 2 ở hàng ngang, viết vào kết quả là 4. Đây

là bài học khó nên đòi hỏi sự kiên nhẫn và lặp đi lặp lại nhiều lần.

26. Đếm giờ: Rèn luyện khái niệm về thời gian, cảm giác về thời gian, giờ giấc, thói quen

sinh hoạt.

Khi trẻ nắm bắt được khái niệm thời gian, biết giờ giấc thì sẽ hình thành thói quen sinh hoạt

đúng giờ, từ đó trẻ sẽ biết giữ lời hứa... Cha mẹ hãy hướng dẫn con nhìn đồng hồ, nên kết

hợp với thời gian ăn của trẻ để dạy trẻ về nhận thức thời gian. Ví dụ như giúp con hình dung

7 giờ sáng thì ăn sáng, hay đúng 12 giờ ăn trưa, 7 tối giờ bố đi làm về thì ăn tối... Tiếp theo đó,

cha mẹ có thể dạy con về tính phút, tính giây.

27. Dạy so sánh, quan sát: Rèn luyện khái niệm về so sánh, năng lực quan sát, lý giải từ

trái nghĩa.

Đưa ra trước mặt con một loạt đồ vật có hình dáng kích thước khác nhau để dạy con biết so

sánh to, nhỏ, cao thấp, nhiều, ít... Khi đi đường hỏi trẻ tòa nhà nào to hơn, cao hơn, cái ô tô

nào to hơn, cái nào cao nhất, cái nào thấp nhất...

28. Nhận thức về thứ tự, vị trí: Rèn luyện khái niệm về thứ tự, nhận thức không gian, khái

niệm về vị trí, tọa độ.

Dạy trẻ nhận biết trái phải, trên dưới, trước sau. Miêu tả vị trí bằng cách là chỉ vào các đồ đạc

sắp xếp trong tủ rồi nói vị trí tương quan cho trẻ. Hoặc cho con nhìn đồ trang trí trên tủ rồi hỏi

con xem con gấu được đặt ở đâu...

Cha mẹ cũng có thể kẻ nhiều ô vuông rồi hỏi con ô nào bên phải, bên trái, ô trên, ô dưới. Nếu

trẻ lớn hơn một chút có thể kết hợp bản đồ để dạy trẻ khái niệm về vị trí, tiếp đến là những

khái niệm tọa độ trên trục X, Y.
29. Cho con đi chợ, mua hàng: Dạy trẻ khái niệm tiền bạc, khái niệm tiền thừa (tiền trả lại).

Cha mẹ hãy chơi trò đồ hàng với trẻ bằng cách bày la liệt các món đồ, nói giá cả mỗi thứ, sau

đó đưa trẻ một ít tiền để trẻ tự tính toán trả tiền. Nếu con đưa thừa tiền, hãy hỏi con “Còn dư

bao nhiêu nhỉ?”...

Nếu nhà có hai anh em, hoặc bạn hàng xóm thì hãy để trẻ chơi trò mua hàng, bán hàng sẽ rất

hữu ích.

30. Tập phát triển điểm sai khác: Rèn luyện năng lực nhận thức, năng lực quan sát, và

98

https://sachhoc.com

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.