rằng muốn đến đích phải biết phân tích tình huống, xử lý thông tin.
22. Tập diễn kịch, tự diễn thuyết giới thiệu về bản thân: Rèn luyện năng lực biểu hiện,
năng lực diễn thuyết, khả năng khẳng định và đánh giá bản thân.
Đầu tiên, cha mẹ hãy hướng dẫn cho con những thông tin về bản thân như: con tên là gì, con
bố mẹ nào, con bao nhiêu tuổi, nhà ở đâu, đang học ở trường mầm non gì, con thích cái gì...
Sau đó dạy trẻ giới thiệu về bản thân, diễn kịch cho cả nhà coi, đọc thơ trước mặt mọi người
để con luyện tính tự tin.
Nếu con nói sai hay làm gì ngớ ngẩn, cha mẹ cũng không nên cười chế giễu, vì điều đó sẽ
làm thui chột sự tự tin của trẻ.
23. Dạy trẻ đọc thơ, ca hát: Rèn luyện năng lực ghi nhớ, năng lực biểu hiện, năng lực lý
giải vấn đề.
Cha mẹ hãy tích cực dạy trẻ học thuộc thơ, bài hát. Đây là phương pháp hay để giúp trẻ phát
triển trí nhớ, biểu hiện cá tính, lý giải vấn đề. Ngoài ra, cha mẹ có thể dạy con ca dao, tục ngữ,
bài đồng dao, dân ca, đồng thời giải thích ý nghĩa cho con hiểu. Kể cho con nghe câu chuyện
các danh nhân và đề nghị con nhắc lại cũng là bài tập tốt cho trẻ.
Cha mẹ có thể chơi những trò này cùng con lúc cả nhà đi chơi, đi chợ hay khi mẹ nấu cơm,
làm việc nhà...
24. Dạy con làm thơ: Rèn luyện năng lực sáng tạo, năng lực biểu hiện, năng lực văn
chương.
Ban đầu, cha mẹ hãy dạy trẻ đọc những bài thơ ngắn, có kèm theo tranh minh họa thì càng
tốt. Mỗi lần đọc hết một câu mẹ sẽ dùng thước gõ nhẹ để tạo thành nhịp, như thế trẻ sẽ có
hưng phấn để đọc tiếp câu sau.
Bạn có nhớ khi mình còn học mẫu giáo hay lớp 1 cô giáo cũng hay dùng cách này để dạy học
sinh đọc bài không? Việc tạo ra nhịp điệu để kích thích sự hưng phấn cho trẻ là vô cùng quan
trọng khiến trẻ có động lực muốn tiếp tục học.
Sau đó, cha mẹ hướng dẫn cách ghép vần hay ghép câu thơ ngắn, mới đầu bắt đầu bằng câu
thơ 3 chữ, không cần phải vần điệu, sau đó thì tăng dần độ dài. Trẻ nói bất cứ chủ đề nào, câu
nào cũng được. Hoặc là ba mẹ đọc câu đầu rồi để trẻ sáng tác câu tiếp theo.Ví dụ như: “Con
chó nhà em. Có màu lông vàng. Canh nhà rất giỏi...”.
Ở Nhật có thơ haiku là thể thơ 3 câu theo luật 3-5-3 chữ, ví dụ như: “Chú mèo nhỏ/ Đang
nghịch đùa/ Chiếc lá khô”. Thể loại thơ này có câu ngắn, liên quan đến sự vật trẻ gặp hàng
ngày, trẻ em thích đọc và dễ thuộc. Vì thế, ở các trường học Nhật Bản, việc rèn luyện trí tuệ
cho trẻ bằng cách học thuộc lòng thơ haiku là một phương pháp rất phổ biến.
97
https://sachhoc.com