CHA MẸ NHẬT NUÔI DẠY CON NHƯ THẾ NÀO? TẬP 1: 300 THÓI QUEN RÈN LUYỆN NHÂN CÁCH CHO TRẺ - Trang 96

Đây là trò chơi có thể luyện trực quan, não phải rất tốt, giúp ích nhiều cho trẻ trong việc phán

đoán các tình huống trong học tập, công việc sau này.
15. Trò chơi ghép hình: Rèn luyện năng lực tưởng tượng, phán đoán, tư duy.

Đây là trò chơi phổ biến, hầu như cha mẹ nào cũng cho con chơi. Chẳng hạn con có các

miếng gỗ rời hình vuông, tròn, chữ nhật, việc của con là ghép đúng vị trí các hình đó trên tấm

gỗ lớn.

Lúc đầu, cha mẹ có thể cho con chơi ghép hình đơn giản như hình vuông, tam giác, tròn kể

trên.

Dần dần khó hơn thì mua miếng ghép hình con vật, tranh ảnh và chơi cùng trẻ, đoạn nào trẻ

gặp khó khăn thì ta gợi ý cho trẻ tìm hướng ghép đúng.

Bí mật trong việc rèn luyện trí thông minh của trò chơi ghép hình chính là: Não phải có vai trò

đưa ra dự đoán bằng trực quan xem một bộ phận đó sẽ nằm đúng vị trí nào trong toàn bộ, não

trái có nhiệm vụ lắp ghép một cách chính xác những tổ hợp đó.

Trò chơi ghép hình sẽ giúp rèn luyện cả não trái và não phải, giúp luyện trí tưởng tượng, tư

duy phán đoán lẫn tính nhẫn nại. Cha mẹ hãy thường xuyên khen nếu trẻ làm tốt, khuyến

khích trẻ cố gắng, động viên con “cố lên”, “con có thể làm được mà!”... để trẻ kiên trì và vượt

qua chính mình.
16. Luyện trí nhớ: Rèn luyện trí tưởng tượng, tập trung, ghi nhớ.

Cha mẹ có thể giúp con ghi nhớ câu chuyện vừa được đọc bằng cách làm những tấm thẻ nhỏ

bao gồm những hình liên quan, cho con sắp xếp hình theo thứ tự xuất hiện của các sự kiện

trong câu chuyện đó.

Nếu không có thẻ và tranh vẽ, cha mẹ có thể viết các chữ “từ khóa” lên giấy rồi nhắc lại cho

con (đây cũng là cách hay để dạy con học chữ).

Hoặc cha mẹ bày ra một loạt hình ảnh (loài hoa, các loại quả), úp và bảo con đoán là hình gì,

đồng thời nhắc con câu chuyện, sự kiện liên quan, chẳng hạn “Hôm qua con cũng ăn quả này

đấy!”

Mẹ có thể vừa nấu cơm, dọn nhà vừa chơi và đố vui với con. Điều quan trọng nhất ở trò chơi

này là tạo ra câu chuyện thú vị để kích thích hứng thú và tâm trạng vui vẻ của trẻ.

17. ChoM trò ám thị: Giúp con có hình ảnh tích cực về bản thân, có hứng thú và động lực

học hỏi.

Đây là bài học về nuôi dưỡng tâm hồn và trái tim của trẻ nhỏ. Thay vì quát mắng và dùng

những từ ra lệnh, cha mẹ hãy dùng những từ ngữ biểu cảm rằng ta sẽ rất vui nếu trẻ làm như

thế, hay vỗ tay khen khi trẻ làm việc tốt.

Chẳng hạn khi con tự đi giày, tự mặc quần áo, tự dọn đồ chơi khi chơi xong, vẽ được bức

95

https://sachhoc.com

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.