cây, hoa lá...
Cho trẻ ngửi các mùi thơm, loài hoa đồng thời nói cho trẻ biết đó là hoa gì. Nếu được, người
lớn ngắt bông hoa, chỉ cho bé các bộ phận bên trong của hoa... để kích thích trí tò mò, ham
hiểu biết của trẻ.
Dan trẻ đi tham quan các phòng triển lãm bảo tàng, hay nếu không có điều kiện thì đi vào các
cửa hàng bán tranh nghệ thuật, đó là những khung cảnh có thể khơi gợi ở trẻ trí tưởng tượng
phong phú, giúp trẻ phát triển về khả năng tư duy, tưởng tượng.
Nếu có điều kiện, nên có một hố cát nhỏ trong vườn để trẻ chơi, cha mẹ có thể chơi cùng trẻ
đắp hòn non bộ, dựng các hình khối... Cho trẻ tiếp xúc sớm với động vật là một cách giúp trẻ
hướng thiện, biết yêu thương người khác, yêu thương động vật.
12. Luyện trí nhớ bằng hình ảnh: rèn luyện năng lực ghi nhớ hình ảnh, năng lực tái hiện,
tốc độ đọc nhanh.
Năng lực tuyệt vời của não phải chính là ghi nhớ bằng hình ảnh. Trẻ con sẽ dùng hình ảnh để
ghi nhớ thông tin đó vào não, sau đó khi cần thiết thì sẽ tái hiện lại hình ảnh đó. Vì thế, cha mẹ
hãy dùng hình ảnh minh họa để luyện trí nhớ cho trẻ.
Ở giai đoạn này, rèn luyện khả năng nhìn bằng mắt rất quan trọng, nhưng quan trọng hơn cả
chính là để trẻ thâu tóm được toàn cảnh của bức tranh chứ không phải là tập trung vào một
điểm cố định nào. Đưa ra tấm hình có con ngựa, quả táo... khoảng 1 giây rồi giấu đi, sau đó
đố trẻ là con gì. Cho trẻ nhìn bức tranh khoảng 2 giây sau đó giấu đi hỏi trẻ tranh đó vẽ cái gì.
Cha mẹ hãy luyện tốc độ tư duy tăng dần bằng cách rút ngắn thời gian nhìn tranh.
13. Trò chơi xếp hình: Rèn luyện năng lực nhận thức không gian, xử lý thông tin, giải quyết
vấn đề.
Mua các hình khối nhiều màu, đủ hình dáng, kích cỡ bằng gỗ hoặc nhựa để trẻ chơi bằng
cách xếp chồng lên, hay xếp thành các hình như gợi ý của phần hướng dẫn trò chơi. Đây là
một trong những trò chơi hữu ích nhất cho con trẻ vì các bé có thể thỏa sức sáng tạo với
những khối hình.
14. Trò chơi phán đoán (extra sensory perception): rèn luyện năng lực cảm nhận, trực
quan (trực giác), tri giác và xúc giác.
Chẳng hạn, người lớn cầm một hòn bi trong tay cho trẻ xem rồi giấu tay sau lưng, sau đó
giơ ra trước mặt trẻ và hỏi xem hòn bi ở tay nào. Hoặc cha mẹ giấu con thú nhỏ sau lưng rồi
hỏi con đoán xem con thú nằm ở tay nào...
Lấy bộ bài tú lơ kho ra, rút ra 5 cây, cho trẻ xem thứ tự, sau đó úp xuống, xoay chuyển vị trí
các quan bài trước mặt trẻ, cuối cùng đố trẻ vị trí các quân bài ở đâu.
94
https://sachhoc.com