ChifoTig 1. Cha mẹ làm gì đê phát triển trí lực và nhân cách cho con Bí quyết để
thành công trong việc giáo dục lễ nghĩa Trẻ ngoan phải biết kiểm chế
Khi trẻ khóc, cha mẹ ngay lập tức đáp ứng yêu cầu của trẻ sẽ khiến chúng chỉ biết đến bản
thân mình và không có khả năng tự kiềm chế cảm xúc. Nếu không dạy trẻ biết chịu đựng ngay
từ những việc nhỏ nhất thì khi lớn lên sẽ nảy sinh rất nhiều vấn đề phức tạp khác. Đặc trưng
của những trẻ có hành vi phạm pháp là không có khả năng tự chế ngự bản thân, luôn nghĩ
đến mình trước tiên.
Khi trẻ khóc, hệ thần kinh ức chế sẽ hoạt động và qua đó chúng sẽ học được cách kiềm chế.
Việc chịu đựng xét trên khía cạnh xây dựng nền tảng trí lực là một việc rất tốt, cha mẹ hãy dạy
con biết chịu đựng. Mẹ nghiêm khắc, còn bố thì hiền hơn một chút, như thế con sẽ có cảm
giác được giúp đỡ. Nếu cả hai đều quá nghiêm khắc, con sẽ không biết bấu víu vào đâu. Tuy
nhiên, được bố hiểu cũng không có nghĩa là yêu cầu của con sẽ được đáp ứng ngay, mà
thông qua đó dạy cho con biết chịu đựng từng chút một.
Dạy trẻ ý thức tự kiểm chế
Giáo dục ý thức không phải là chỉ trích, bắt bẻ hành động của con từng ly từng tý, mà cơ bản
là phải để cho con được tự do. Tuy nhiên, dù con có khóc lóc, cha mẹ cũng phải giữ nguyên
thái độ kiên quyết, buộc con phải chấp nhận.
Cơ bản của việc giáo dục ý thức kiềm chế là cha mẹ không được thỏa hiệp, vì nếu thỏa hiệp,
trẻ sẽ trở nên tệ hơn. Còn đối với những hành động tự nhiên tất yếu trong quá trình lớn lên
của trẻ (như giành giật đồ, đẩy người khác, ném mọi thứ...), cha mẹ không nên xem đó là sai
phạm cố ý mà quát mắng con.
Cho trẻ 1 tuổi tập chịu đựng những việc nhỏ
Trẻ được 13 tháng tuổi trở ra, nhất thiết không được đáp ứng ngay mọi yêu cầu mà phải để
cho trẻ chịu đựng từng chút một. Trả lời con bằng những câu như: “Đợi mẹ một chút, mẹ
chưa rảnh tay...”, qua đó bắt đầu tập cho trẻ biết kiềm chế. Khi trẻ kiềm chế được, hãy khen
ngợi trẻ thật nhiều. Kể cả trẻ có khóc lóc ăn vạ, hãy bế trẻ đi, để cho trẻ chịu đựng.
Những việc không được phép làm phải dạy cho rõ
Khi trẻ được khoảng 2 tuổi, với những việc “không được làm”, dù trẻ khóc đến đâu cũng vẫn
phải nói cho trẻ hiểu rằng nhất định không được. Sau đó, hãy ôm trẻ vào lòng và nói thật nhẹ
nhàng: “Không phải là mẹ mắng con, mẹ dạy con là không được làm vì mẹ nghĩ điều đó là cần
thiết. Mẹ rất yêu con và muốn giúp con trở thành một đứa trẻ ngoan đấy thôi!” Như vậy, dần
dần trẻ sẽ trở nên ngoan ngoãn.
Đầu tiên là mắng thật nghiêm (chỉ trong 30 giây), sau đó ôm trẻ, dịu dàng giải thích cho trẻ
16
https://sachhoc.com