Khi trẻ mắc phải điều cấm kỵ đã nói từ trước đó, không dùng lời để mắng trẻ mà hãy thể hiện
bằng thái độ. Tuy nhiên, không phải là thái độ tức giận mà là thái độ buồn bã. Ngược lại, nếu
cha mẹ dùng cách đánh trẻ thì sẽ ngày càng khó dạy trẻ. Tuyệt đối không dùng tất cả những
biện pháp xử phạt thân thể, ép buộc trẻ.
Trẻ là tấm gương phản chiếu hình ảnh của cha mẹ, vì vậy muốn trẻ thay đổi, cha mẹ hãy thay
đổi bản thân.
Khi trẻ ăn vạ
Khi trẻ khóc lóc ăn vạ, nếu xử trí không đúng sẽ rất nghiêm trọng, khiến cho về sau trẻ sẽ
càng cứng đầu và khó dạy hơn. Trong trường hợp đó, nhất định không được thỏa hiệp. Mặc
kệ trẻ khóc, hoặc là hướng trẻ chú ý đến thứ khác, qua đó dạy trẻ học cách chấp nhận. Nếu
mặc kệ cho trẻ khóc, thì khi trẻ nín, hãy ôm trẻ vào lòng và khen: “Con đã chịu đựng rất tốt.”
Với cách xử trí này, trẻ sẽ dần dần bỏ được thói ăn vạ. Ngược lại, nếu quá chú trọng đến cảm
giác của trẻ, thỏa hiệp với thói ích kỷ, về sau trẻ sẽ luôn luôn làm như vậy.
Nói chuyện với trẻ khi tắm bổn
Muốn trẻ cải thiện thái độ thì hãy dùng cách nói chuyện trong khi cùng tắm bồn. Không phải
nói thái độ thế nào là đáng ghét hay phải làm thế nào để được mọi người yêu quý, mà chỉ nói
chuyện một cách bình thường. Cũng không phải nói như với trẻ con, hãy làm như đang nói
chuyện với người lớn, nội dung là kể về những đứa trẻ ngoan, biết vâng lời, cả chuyện về
những đứa trẻ chưa ngoan. Như thế trẻ sẽ dễ tiếp thu.
18
https://sachhoc.com