CHA MẸ NHẬT NUÔI DẠY CON NHƯ THẾ NÀO? TẬP 1: 300 THÓI QUEN RÈN LUYỆN NHÂN CÁCH CHO TRẺ - Trang 21

Tính cách của mỗi người là khác nhau, không theo một khuôn mẫu chung nào cả, vì thế hãy

nhìn nhận con mình như tính cách vốn có. Cha mẹ không nên săm soi khuyết điểm của con,

hãy nhìn vào những điểm tốt và khen ngợi, trẻ sẽ tự nhiên trở nên tiến bộ. Nếu cứ ép con theo

một chuẩn mực nào đó con sẽ không phát triển được.
Khi trẻ có tâm lý ỷ lại

Trẻ có tâm lý ỷ lại cao là do người mẹ đã xen vào quá nhiều, nói cách khác là làm hộ con quá

nhiều, cần phải để con tự vận động.

Hãy tìm đọc những cuốn sách viết về biện pháp để dẫn dụ trẻ, khơi dậy mong muốn tự mình

làm ở trẻ.
Trẻ không tự mình suy nghĩ

Trẻ không tự mình suy nghĩ thông thường là do cách tiếp cận trong phương pháp giáo dục

của cha mẹ. Biện pháp là hãy lắng nghe ý kiến của trẻ, cha mẹ càng ít xen vào ý kiến của trẻ

càng tốt. Nếu trẻ đã quen với việc hành động theo mệnh lệnh thì sẽ không còn khả năng tự

suy nghĩ. Hãy để trẻ tự thân vận động thật nhiều, để trẻ được miệt mài với thứ mình thích, ví

dụ như ô tô hay trò chơi xếp hình... Như vậy, trẻ sẽ có thể tự mình suy nghĩ.

Tuyệt đối không được cho trẻ xem tivi. Tivi sẽ làm cho trẻ lười suy nghĩ. Cho trẻ tiếp cận với

những thứ mới, những trải nghiệm khác biệt như chơi gấp giấy chẳng hạn. Trò chơi kiểu này

không tư duy không thể chơi được, do đó trẻ sẽ được rèn luyện tư duy và sự khéo léo. Cha

mẹ có thể dạy trẻ chơi cờ hoặc giải câu đố đơn giản, chúng sẽ giúp ích rất nhiều về mặt tư

duy của trẻ.
Trẻ hay ghen tỵ

Trẻ có tinh thần cạnh trạnh là rất tốt. Điều đó sẽ tạo động lực để trẻ tiến xa hơn sau này. Với

những trẻ tự tin rằng mình có khả năng, không nóng vội, không than vãn, cha mẹ chỉ cần quan

sát từ xa là được.

Tuy nhiên, những trẻ có tính hiếu thắng, hay ghen tỵ, luôn luôn cố gắng để mình vượt lên

trước, nếu không may bị thua cuộc sẽ trở nên chán nản, điều này lại là không tốt. Trên thực tế

không ai có thể đứng đầu trong mọi lĩnh vực, vậy hãy chọn lấy một thứ mà mình vốn hơn

người, để có thể tự tin về lĩnh vực đó.
Trẻ không chịu thua cuộc

Trẻ có tinh thần cạnh tranh lành mạnh sẽ là những trẻ có thể tiến xa. Khi thua cuộc, trẻ có thể

phát khóc, đó cũng là một trải nghiệm, qua đó trẻ hiểu được rằng thua cuộc là như thế nào,

tạo động lực để sau này cố gắng hơn. Vì vậy không nên cho rằng khóc là xấu. Trong hoàn

cảnh đó, cách xử lý của cha mẹ là hãy cố gắng để hiểu cảm giác của con “Quả thực, cảm giác

thua cuộc đúng là tồi tệ. Cha mẹ cũng nghĩ vậy.” Từ đó, khuyến khích con cố gắng luyện tập

20

https://sachhoc.com

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.