tố để thay đổi tính hay khóc. Ngược lại, nếu cứ xem trẻ như trẻ con, dùng mệnh lệnh để sai
khiến trẻ, không lắng nghe cảm xúc của trẻ, thì trẻ sẽ luôn
luôn có xu hướng
hay khóc.
Cha mẹ hãy hạn chế can thiệp bằng lời mà hãy chú ý tới cảm
nhận của trẻ.
Trẻ dễ bị kích động
Khi trẻ khóc to, cha mẹ không được hốt hoảng, cứ để cho trẻ khóc, và khi trẻ ngừng khóc thì
khen: “Con đã kiềm chế giỏi lắm.” Nếu trẻ không có ý thức tự kiềm chế thì sẽ dễ bị kích động.
Trong cách nuôi dạy con cái hàng ngày, nếu cha mẹ tôn trọng và khen ngợi trẻ, trẻ sẽ có năng
lực lý giải tốt và chắc chắn sẽ không bị kích động.
Khi trẻ vui vẻ, hãy nhờ trẻ giúp và hết lời khen ngợi trẻ, khiến
cho trẻ càng vui
thích
hơn.
So
với việc cố gắng sửa những điểm chưa tốt, thì biện pháp này
có hiệu quả hơn.
“Đứa trẻ cứng đầu”
Trong quá trình lớn lên sẽ có thời điểm trẻ trở nên bướng bỉnh đến nỗi phản ứng lại cha mẹ tất
cả mọi việc. Đó là giai đoạn tất yếu trong quá trình trưởng thành của trẻ, vì vậy hãy lấy đó làm
vui mừng chứ không nên mắng mỏ trẻ. Nếu giai đoạn này vượt qua một cách khéo léo, thì sau
đó trẻ sẽ trở lại là đứa trẻ ngoan ngoãn như trước. Ngược lại, nếu mắng mỏ, gây sức ép cho
trẻ, trẻ sẽ không những không tiến bộ mà còn phát triển lệch lạc và việc nuôi dạy sẽ khó khăn
hơn rất nhiều.
Cha mẹ hãy ghi nhớ rằng nuôi dạy con không phải là bắt con làm theo mệnh lệnh mà phải
lắng nghe cảm nhận của con để đưa ra các giải pháp phù hợp.
“Đứa trẻ quá ngoan”
Có những người thấy con mình quá ngoan, quá hiền lành, chẳng bao giờ đùa cợt, nên đâm ra
lo lắng. Chỉ cần không dùng cách mắng mỏ, nhìn nhận đúng và khen ngợi hợp lý, trẻ sẽ trở
thành đứa bé ngoan, nên việc lo lắng con mình “ngoan quá” là không cần thiết. Nếu vẫn
không yên tâm, có thể cho con vận động cơ thể thông qua việc tham gia một số hoạt động,
các môn thể thao như kiếm, nhu đạo, karatedo... là được.
Trẻ quá cam chịu
Trẻ biết chịu đựng, biết chế ngự bản thân là điều rất tốt. Nhưng nhiều khi cha mẹ lại lo lắng
rằng sự chịu đựng đến một lúc nào đó sẽ bùng phát, nhưng thực ra, thông qua học tập, chơi
thể thao, âm nhạc,... căng thẳng sẽ được giải tỏa giúp trẻ tránh khỏi stress.
Với trẻ có tính sáng tạo cao, hãy suy nghĩ đến việc cho trẻ học hội họa, học các môn có tính
nghệ thuật, đòi hỏi nhiều công phu, điều đó sẽ giải tỏa căng thẳng rất tốt.
Suy nghĩ tiêu cực
Trẻ có suy nghĩ tiêu cực là do trong quá trình được nuôi dạy trẻ cảm thấy có nhiều áp lực. Giải
pháp là hãy khuyến khích trẻ “có mong muốn gì thì cứ nói ra”, tuy nhiên nếu làm quá thì sẽ lại
22
https://sachhoc.com