Nếu con hay tọc mạch, hãy nghĩ ra một câu chuyện gì đó về một đứa trẻ hay tọc mạch và kể
cho con nghe. Làm thế nào đó để con hiểu được sự khó xử khi rơi vào tình cảnh bị người
khác bới móc chuyện của mình, để con thấy là không nên làm như thế.
Phát triển nhiều đức tính tốt
ở trẻ
Thích tìm hiểu
Nếu trẻ ham hiểu biết, không nên vì lý do “khác với mong muốn của cha mẹ” mà ngăn cản trẻ.
Hãy để trẻ tự do phát triển, như thế trẻ sẽ nhanh tiến bộ. So với việc đưa ra cho trẻ nhiều hình
mẫu, để trẻ được tìm tòi sâu vào cái mà trẻ ham thích sẽ tốt hơn. Khi trẻ quan tâm sâu sắc
đến một vấn đề, sức tập trung và khả năng suy nghĩ của trẻ sẽ tăng lên, khả năng tiếp thu
cũng tăng.
Với trẻ thích quá nhiều thứ, cha mẹ hãy giúp đỡ để trẻ tìm thấy phương hướng riêng.
Tâm hổn phong phú
Làm thế nào để có thể nuôi dưỡng tâm hồn cho trẻ? Việc này phải làm ở giai đoạn trẻ từ 0 - 3
tuổi.
Giai đoạn trẻ ở 0 tuổi nên cho trẻ ra ngoài xem các trẻ khác chơi, khi trẻ 1 - 2 tuổi, cho đi chơi
nhiều hơn, gặp gỡ bạn bè nhiều hơn. Nếu không có những trải nghiệm đó, chỉ chơi loanh
quanh trong nhà, thì trẻ sẽ chỉ biết đến mẹ, tâm hồn trẻ sẽ bị giới hạn. Hãy cho trẻ đi chơi
những nơi như thủy cung trên cạn, vườn bách thú, về quê, càng nhiều càng tốt.
Cha mẹ có thể nhờ trẻ đi mua đồ, mua rau quả, dạy trẻ tự đi xe buýt, xe điện trên một chặng
nào đó, nếu có nhầm lẫn cũng là một trải nghiệm thú vị. Hãy bắt đầu từ những nơi gần nhất.
Tính tình vui vẻ
Trẻ luôn vui vẻ là do được hưởng đầy đủ tình yêu của mẹ, được chú ý phát triển năng lực,
bản thân trẻ cũng thấy tự tin. Khi hòa nhập vào tập thể được người khác tôn trọng, bản thân
trẻ cũng biết giúp đỡ người khác, có tính cộng đồng cao.
Người mẹ hãy cho con tình yêu trọn vẹn, hãy cố gắng tạo điều kiện cho trẻ phát triển càng
nhiều khả năng càng tốt, bên cạnh đó cũng nên cho trẻ giao lưu thật nhiều.
Biết thông cảm
Sự cảm thông không phải là thứ có thể học được từ sách vở, mà là từ giáo dục ý thức. Biện
pháp là hãy nhờ trẻ giúp đỡ những việc phù hợp ngay từ nhỏ. Để trẻ có thể hiểu được tâm tư
người khác thì đầu tiên hãy cho trẻ thấy rằng việc giúp đỡ người khác là mang lại niềm vui
cho họ và nhận được lời cảm ơn cũng là một niềm vui. Bản thân trẻ cũng sẽ dần dần cảm
nhân đươc niềm vui từ đó.
Kỹ lưỡng, tỷ mỉ
Đức tính này có thể rèn luyện được nhờ việc cho trẻ tự chơi ghép hình. Không được cho trẻ
chơi các hình đã được ghép sẵn, vì như vậy trẻ sẽ không có khả năng tập trung, sẽ quen với
việc “ăn sẵn”. Hãy cho trẻ chơi những đồ chơi mà phải tự mình bỏ công sức mới chơi được.
26
https://sachhoc.com