CHA MẸ NHẬT NUÔI DẠY CON NHƯ THẾ NÀO? TẬP 1: 300 THÓI QUEN RÈN LUYỆN NHÂN CÁCH CHO TRẺ - Trang 28

Chú ý mua cho trẻ nhiều sách có hình ảnh.
Làm việc cẩn thận
Làm mọi việc cẩn thận là đức tính có thể huấn luyện trẻ ngay từ nhỏ.

Ví dụ, ngoài vẽ tranh, có thể cho trẻ chơi những trò có tính tỉ mẩn như dán tem, ghép hình...

cũng rất có tác dụng. Cho trẻ làm cả những việc cần theo dõi quan sát kỹ lưỡng như trồng

hoa, nuôi con vật.
Có cá tính

Đứa trẻ cá tính là đứa trẻ có một tài năng đặc biệt nào đó. Có thể là ngoại ngữ, bơi lội, âm

nhạc, múa,... Hãy giúp trẻ phát triển kỹ năng đó thật tốt.

Ngoài ra, những trẻ này có tính cạnh tranh, không muốn thua kém bất kỳ ai. Cha mẹ hãy để

trẻ được hướng đến lĩnh vực mà trẻ rất thích, rất giỏi và rất chuyên tâm.
Tính sáng tạo

Tính cách của trẻ chủ yếu hình thành ở nửa sau của giai đoạn 2 tuổi, đây là thời kỳ quan trọng

nhất để phát huy tính sáng tạo ở trẻ.

Để trẻ phát huy tính sáng tạo, cha mẹ hãy luôn tỏ ra thích thú với những thứ con đã làm ra.

Với những thứ mà con đã bỏ nhiều công sức, hãy chụp ảnh lại, treo lên tường hoặc cho vào

album. Sau đó hãy khuyến khích con làm cái khác đẹp hơn nữa. Với cách làm này, dần dần

sẽ có được 1, 2, rồi 5, 10 cuốn album, như vậy, trí sáng tạo của trẻ đã được nuôi dưỡng rất

tốt.

Tóm lại, nếu cha mẹ thường xuyên chỉ cho con làm thế này, thế kia, thì sẽ tạo cho con thói

quen nhờ vả, vì vậy nhất thiết không được làm giúp mà để con tự làm, sau đó khen ngợi

thành quả của con.
Tính tích cực

Người mẹ hãy suy nghĩ xem ở nhà có nói quá nhiều không, có sai bảo con bằng mệnh lệnh

không? Hãy thử đặt mình ngang hàng với con, rồi nhờ con giúp đỡ xem. Khi làm như vậy, trẻ

sẽ rất hứng thú, sẽ cố tự suy nghĩ, dần dần làm được nhiều việc, trở thành một đứa trẻ tích

cực.
Nếu cha mẹ xen vào quá nhiều, chăm lo cho con quá mức cần thiết, sẽ dẫn đến tình trạng
không có chỉ dẫn của cha mẹ thì con không biết phải làm thế nào. Trẻ luôn nghĩ cha mẹ sẽ
bảo mình làm và cứ thế chờ đợi, dần dần sinh ra không tự giác. Thói quen đó phải sửa càng
sớm càng tốt.
Biết nói lên cảm giác của mình

Để trẻ có thể nói lên cảm nhận của mình và có cách ứng xử tích cực thì phương pháp lặp

Yamabiko (Yamabiko nghĩa là tiếng vọng) rất có hiệu quả. Phương pháp Yamabiko là

phương pháp mà người mẹ bỏ hẳn những câu mệnh lệnh dành cho con, thay vào đó là lắng

nghe lời nói của con. Con nói gì thì mẹ sẽ lặp lại gần như thế.

27

https://sachhoc.com

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.