CHẨN ĐOÁN HỌC Y ĐẠO - Trang 151

đã lâu nên phải theo Nội Kinh lấy Thốn, Quan, Xích làm 3 bộ. 3 bộ đều có
nổi, giữa, chìm để làm chừng mực đo. Thế gọi là 9 hậu.

Thở ra thuộc Tim và Phổi, hít vào thuộc Thận và Gan. Quãng giữa thở ra

hít vào thuộc Tỳ, ứng vào mạch ở giữa. Nổi là dương cho nên tạng Tim, tạng
Phổi đều thuộc về Phù. Nổi mà to tán là Phù, Đại, Tán thuộc Tim. Nổi mà
ngắn rít là Phù, Đoản, Sắc thuộc Phổi. Chìm là âm nên Gan, Thận đều thuộc
mạch Trầm. Nhưng Huyền Trường là mạch Gan, còn đè xuống thấy mềm,
nhớm tay lên thấy chắc Thiệt là thuộc Thận. Tạng Tỳ vì là trung châu, nên
mạch phải ứng ở chính giữa. Đó là phép theo âm dương vậy.

Tiết trên căn cứ vào bộ vị mà phân 5 tạng, còn tiết này lại lấy hô hấp nổi

chìm mà phân 5 tạng. Tạng Tim, Phổi ở phần trên, là nơi hơi thở ra, nên thở
ra thuộc Tim Phổi. Một hơi thở ra mạch phải đập 2 nhịp. Tạng Gan, tạng
Thận ở bộ dưới, là nơi tận cùng hơi thở hít vào nên hít vào thuộc Gan Thận.
Một hít vào mạch phải đập 2 nhịp, quãng giữa của thở ra hít vào, tạng Tỳ
chủ về trung cung giữ về hơi thở ra vào, mạch phải 1 nhịp, nên 1 hơi thở ra
hít vào mạch đập 5 nhịp là bình thường của người không bệnh. Nếu thêm 1
nhịp là có 1 tạng thái quá. Nếu thiếu 1 nhịp là có 1 tạng bất cập. Đó là phép
quan sát về số nhịp đập của mạch. Biết được nghĩa này thì biết được lý do
nhịp đập chậm mau. Nếu mạch ở phần trung trở xuống thì lại nói lấy nổi,
giữa, chìm mà phân biệt 5 tạng. Nói mạch ở trong lớp da thịt con người, đặt
tay nhẹ liền thấy, như thế gọi là phù, là nổi. Phù là ở ngoài thuộc dương, Tim
Phổi ứng theo. Nếu Phù mà Đại, Tán là ứng ở Tim. Phù mà Đoản, Sắc là
ứng ở Phổi. Đè nặng tay xuống mới thấy là Trầm. Trầm là ở lý, ở trong
thuộc âm; tạng Gan tạng Thận ứng theo. Đè xuống thấy thẳng mà dài là hiện
tượng của Huyền, thuộc hệ thống của Gan. Nếu mềm, rõ, trơn là hiện tượng
Nhụ, Thiệt, Hượt thuộc hệ thống của Thận. Tạng Tỳ là tạng trung châu nên
mạch ở chừng giữa, tức là quãng giữa của âm dương. Đây là lấy phần Trầm
để chẩn Gan Thận, phần Phù chẩn Tim Phổi, phần trung chẩn Tỳ Vị. Nghĩa
phối hợp cũng có nhiều cách.

Mùa Xuân mạch Huyền, Hạ mạch Câu, mùa Thu mạch Mao, Đông mạch

Thạch. 4 mùa đều lấy vị khí làm gốc. Bệnh biến của 4 mùa là nơi yếu hội

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.