CHẨN ĐOÁN HỌC Y ĐẠO - Trang 251

ÁN BỆNH BƯỚU CỔ HẬU QUẢ CỦA GIẢI PHẪU

I. KHỞI DUYÊN
Ngày 10/5/1984, một phụ nữ ở vùng Gia Định đến xin trị bệnh, sống độc
thân, tuổi đã hết kinh, nước da trắng bệch, người ốm, lớn xác, lúc nào cũng
sợ lạnh, mặc áo lạnh luôn, có triệu chứng bón kinh niên, hay mệt. Bệnh nhân
khai bướu cổ đã mổ 2 lần (nhưng không nói thuộc loại bướu nào).

II. CHẨN ĐOÁN
Nhìn chung tại chỗ có thấy 2 vết mổ. Nghe cách nói chuyện biết người tánh
tình đã bị biến dạng. Hỏi đã mổ bao lâu? Nói đã mổ gần 2 năm. Và sau khi
mổ rồi, bệnh chứng tới tấp không bao giờ yên.

Về mạch tượng: Chẩn mạch thấy 6 bộ đều tế, nhược, trì, nghịch. Miệng

lạt.

Nhận xét: Theo kết quả nhận xét thì khi bướu cổ phát hiện tức là đèn báo

động đã bật lên để báo hiệu một guồng máy bên trong đang trục trặc. Nay bị
mổ cắt bỏ đi, tức là đã hủy bỏ ngọn đèn báo động. Bướu tuy không còn, mà
cơ thể càng ngày càng suy nhược. Mạch biến lạc hướng đi, đáng lẽ mạch
ứng hiện đúng mức bướu cổ bình thường, trái lại ứng hiện theo kiểu suy
nhược. Nghĩa là cơ thể còn đi đứng, làm việc như thường, trái lại mạch
giống như người liệt nhược, tức là chứng với mạch không còn ăn nhau. Nên
đành phải theo sự nhận xét mà lập pháp.

Bệnh bướu cổ bao giờ cũng bởi tâm lý mà uất kết. Chính vì thế mà hầu

hết đều thuộc người nữ, đằng này lại là người sống độc thân thì tâm lý lại
càng quanh co hơn nữa, nên lần đầu lập pháp như sau:

Sao Đơn Sâm 3 chỉ

Bạch Truật 3 chỉ

Trần Bì 1 chỉ

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.