BT). Nguyên văn bằng tiếng Tây Ban Nha. Tên một mụ mối trong hài kịch
'Người keo kiệt' của Môlie. Một thứ bài lá, xuất xứ từ nước Anh, đánh bốn
người chia làm hai phe. Nhân vật chính trong vở hài kịch cùng tên của
Molie. Táctuýp đã thành một danh từ chung chỉ những kẻ giả đạo đức bịp
bợm. Ở nước Pháp, vào những năm 20 của thế kỷ XIX, những tiểu thuyết
lịch sử của nhà văn Anh Oantơ Xcốt rất phổ biến. Cuốn truyện cuối cùng nói
đây là cuốn Quentin Durward xuất bản năm 1823, sau đó được dịch ngay ra
tiếng Pháp. Tiểu thuyết triết lý của nhà văn Pháp Môngtexkiơ ở thế kỷ
XVIII, viết dưới hình thức thư. Lilibulơrô là một bài hát có thể, tùy theo
cách hát, diễn tả được mọi khía cạnh của tính tình ông chú Tôbi. Chú Tôbi là
nhân vật chính trong cuốn tiểu thuyết của Lôrenxơ Xtơn, nhà văn Anh ở thế
kỷ XVIII. Giuyli muốn nói đến vở ca vũ kịch 'Mahômết đệ nhị' (1820) của
Rốtxini. Những cuộc khiêu vũ quý phái do em dâu hoặc nàng dâu cả của vua
tổ chức. Sarlơ Pôchiê (1775 - 1838) là một anh hề nổi tiếng của Nhà Hát
Tạp kỹ ở Pari. Trong thế kỷ XIX, con gái nhà quý tộc ở Pháp thường được
gửi vào nhà tu để được giáo dục. Nhân vật trong anh hùng ca Enêiđơ, người
bạn trung thành nhất của Euê. Loại kịch lấy phương ngôn làm chủ đề. Tiếng
người nhắc vở cho các diễn viên. Tên một bài thơ của nhà thơ Anh Bairan,
trong đó ông làm thức tỉnh cảm tình của Âu Châu đối với người Hy Lạp
đang bị áp bức (1813). Bài thơ đó thuật chuyện một phụ nữ tên là Lâyla vì
phản bội chồng nên bị bỏ vào một cái bao và vứt xuống biển. Hoàng đế Thổ
Nhĩ Kỳ (1785-1839), lên ngôi năm 1808. Tên chung chỉ người Âu ở Trung
Cận Đông, trong thế kỷ XIX. Tiếng đệm tên, chỉ người quý phái Anh. Một
thứ dao hình cong của người Thổ Nhĩ Kỳ. Cơ quan ngôn luận chính thức của
chính phủ Pháp hồi bấy giờ. Thống lĩnh quân đội hoặc tỉnh trưởng ở Thổ.
Thuộc vùng Giêorgi, ở phía Tây Nam dãy núi Côcadơ. Cho mãi đến thế kỷ
XIX, Manhgrêli phụ thuộc nước Thổ nên phải cống con gái cho hoàng đế
Thổ. Một hòn đảo trong quần đảo Iôniên (Hy Lạp). Trong cuốn 'Nhật ký của
Xêda', nhà sử gia cổ đại Hy Lạp Plutarcơ thuật rằng một hôm thuyền của
Xêda bị bão đánh giạt ra cửa sông Alôi, người chèo thuyền không chịu chèo
nữa và muốn lên bờ, Xêda bèn bảo: 'Chú ơi! hãy can đảm lên và đi về phía
trước, không sợ gì cả. Chú đang chờ Xêda và vận mệnh của Ngài đấy!' Nhân