CHÂN LẠP PHONG THỔ KÝ - Trang 10

GIỚI THIỆU VỀ TÁC GIẢ VÀ TÁC PHẨM

I. Về Tác giả

1. Sơ lược về tiểu sử

Chu Đạt Quan: Chou Ta-Kuan (

«

周 達 觀 »

theo phiên âm Wade-

Giles) hay Zhou Daquan (

«

周达观»

theo phiên âm Pinyin): (1266-1346

sau Công Nguyên) là một nhà ngoại giao Trung Hoa dưới thời Hoàng Đế
Thành Tông (Chengzong) nhà Nguyên. Ông được hay biết nhiều nhất nhờ
tập bút ký về các phong tục của Căm Bốt và toàn thể khu vực đền đài
Angkor trong thời gian ông đến thăm viếng nơi đó. Ông đã đến Angkor vào
Tháng Tám năm 1296, và đã ở lại triều đình của Nhà Vua Indravarman III
cho đến Tháng Bẩy, 1297. Ông không phải là đại điện Trung Hoa đầu tiên
hay cuối cùng đến thăm viếng Kambuja. Tuy nhiên, sự lưu ngụ của ông
được biết đến là bởi sau này ông đã viết một tập tường trình chi tiết về đời
sống tại Angkor, quyển Chân Lạp Phong Thổ Ký (Zhenla feng tu ji). Sự
tường thuật của ông ngày nay là một trong những nguồn tài liệu quan trọng
nhất để tìm hiểu lịch sử Angkor và Đế Quốc Khmer. Cùng với sự mô tả
nhiều ngôi đền vĩ đại, chẳng hạn như Bayon, Baphuon, Angkor Vat, và các
ngôi đền khác, bản văn cũng cung cấp các tin tức quý giá về đời sống hàng
ngày và các thói quen của cư dân ở Angkor.

2. Cuộc Du Hành Ngoại Giao Sang Căm Bốt

Vào ngày 20 Tháng Hai 1296, Chu Đạt Quan rong buồm từ Wenzhou

(Ôn Châu), thuộc tỉnh Chiết Giang, trên một chiếc tàu được hướng dẫn bởi
la bàn, ngang qua các hải cảng Fuzhou (Phúc Châu), Guangzhou (Quảng
Châu) Quanzhou (hay Zaitong) và Hải Nam, lái thuyền đi qua đảo Taya
Island [một trong bẩy hòn đảo của Thất Châu Dương?], An Nam, Qui
Nhơn, Bà Rịa, Đảo Côn Sơn (Poulo Condor), Can tien [?], sau đó hướng lên
phía bắc trên sông Mekong và đến thị trấn Kampong Cham của Căm Bốt; từ
đó ông lên một chiếc thuyền nhỏ, lái đi trong mười hai ngày, cho đến khi

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.