CANH CHỦNG
(TRỒNG TRỌT)
Tổng quát, người Căm Bốt gặt ba hay bốn vụ mùa trong một năm. Quanh
năm của họ giống như các tháng mùa hè của chúng ta bởi họ không có
sương hay tuyết. Nửa năm trời mưa vào mọi buổi chiều, nửa năm kia không
có lấy một hạt mưa. Vào cuối mùa hè và mùa thu trời mưa mọi buổi chiều
và nước của Đại Biển Hồ bị lụt cho đến khi các cây cối cao to bị nhận chìm
xuống và chỉ còn các ngọn cây nhô lên. Những kẻ sống cạnh hồ di chuyển
lên vùng đồi núi. Khi mùa mưa ngừng đổ – và không có một hạt nước nào
trong mùa xuân – Đại Biển Hồ chỉ có thể được tiếp cận bởi các chiếc
thuyền nhỏ, bởi các chỗ sâu nhất chỉ đo được từ ba đến năm bộ Anh. Khi đó
các cư dân ven hồ quay trở lại.
Các nhà canh tác tính toán thời gian chính xác khi lúa chín, thời điểm của
đỉnh lũ, bao nhiêu mặt đất sẽ bị lũ tràn ngập, và tùy theo vị trí cánh đồng
của mình mà gieo hạt. Họ không dùng trâu bò để cày. Cày, lưỡi hái, và cuốc
của họ cùng loại như của chúng ta nhưng được chế tạo một cách khác biệt.
Họ cũng có các cánh đồng lúa nơi mà sự thu hoạch xảy ra mà không cần
đến việc gieo hạt, nơi, khi nước dâng lên, cây lúa cũng mọc cao lên. Tôi
nghĩ đó là một loại lúa gạo đặc biệt
Để bón ruộng, họ trồng các loại rau; họ không dùng phân thú vật, khinh
chê rằng nó không được tinh khiết. Người Trung Hoa sống ở đó không nói
cho dân chúng về điều này, và tôi nghĩ các người Căm Bốt xem phương
pháp bón phân của Trung Hoa là đáng tởm. Hai hay ba gia đình đào một
hào tại đó họ ném các rau cỏ vào; khi hào đã được phủ đầy lá mục, họ lấp
nó lại và đào một hào khác.
Sau khi đi cầu, họ ra ao để tự rửa ráy bằng tay trái – bàn tay phải được
giữ sạch sẽ để ăn – và khi họ nhìn thấy người Trung Hoa lau chùi bằng giấy,
họ chế nhạo và tránh xa người Trung Hoa. Cũng có các phụ nữ đái khi
đứng, trông thật lố bịch
.