+ Một sợi dây chắc để treo khối liếm
+ Túi nilon
+ Một thùng lớn để trộn.
PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN KHỐI LIẾM :
+ Ðặt túi nilon sao cho vừa vặn với thùng chứa khối liếm để sau đó dễ dàng
lấy ra.
+ Bẻ một đường cong của sợi dây khoảng 40 cm ở trên sợi dây để treo khối
liếm.
+ Ðưa một nữa sợi dây vào thùng và đổ hổn hợp trộn vào.
+ Ðể thùng trộn vào nơi tránh mưa khoảng 4 ngày.
+ Sau khi lấy tảng liếm và treo ở chuồng dê với độ cao thích hợp.
II. NGUỒN THỨC ĂN CHO DÊ :
Do đặc tính ăn tạp và khả năng sử dụng thức ăn đa dạng nên nguồn thức ăn
của dê chủ yếu là thức ăn thô xanh, củ quả và phụ phế phẩm nông nghiệp.
Tuy nhiên cần sử dụng một lượng thức ăn hỗn hợp từ các loại như bắp, lúa,
đậu... một lượng vừa phải trong khẩu phần của dê để nuôi lấy sữa nhằm
khai thác hết tiềm năng của chúng.
1. Thức ăn thô xanh :
Bao gồm tất cả các loại cây cỏ có trong thiên nhiên hoặc gieo trồng mà dê
ăn được khi còn tươi xanh như : cỏ voi, cỏ ghinê, so đũa, bình linh, rau,
bèo... Các loại thức ăn xanh có tỷ lệ nước cao (65 - 85%). Tuy nhiên, một
số thức ăn xanh được đánh giá cao về giá trị dinh dưỡng khi tính theo thành
phần vật chất khô. Thức ăn thô xanh có thể coi là nguồn cung cấp vitamin
quan trọng. Thức ăn thô xanh là thức ăn ngon miệng đối với dê vì có ít xơ,
nhiều nước và mùi vị thơm ngon.
2. Thức ăn củ, quả :
Ðặc điểm là hàm lượng tinh bột, đường cao nhưng nghèo về đạm, béo và ít
xơ. Có thể dùng làm nguyên liệu phối hợp với khẩu phần thức ăn tinh. Tuy
nhiên một số loại củ quả có chứa chất độc acix xianhydric (HCN) vì vậy
cần phải xử lý trước khi dùng hoặc dùng với số lượng hạn chế.
3. Các phụ phế phẩm nông - công nghiệp :
Một số sản phẩm ngành công nông nghiệp chế biến lương thực cho ra một