tạo thế cho chiến trường Đông Nam Bộ nói riêng, cho chiến trường Nam
Bộ nói chung.
Chính vì lẽ đó từ năm 1954 Mỹ - Diệm đã đổ tiền của vào để xây dựng
Phước Long thành tuyến phòng ngự bảo vệ Sài Gòn từ xa. Thực hiện chia
nhỏ để kiểm soát, kìm kẹp, địch tách Phước Long từ một huyện của tỉnh
Biên Hòa, lập tỉnh mới gồm bốn huyện: Phước Bình, Đôn Luân (Đồng
Xoài), Đức Phong (Bù Đăng), Bố Đức (Bù Đốp). Từ 1957 đến 1962, cùng
một lúc địch tiến hành nhiều âm mưu tăng quân, xây dựng căn cứ, sân bay,
mở rộng hệ thống đồn bốt, dồn đồng bào các dân tộc tại chỗ vào các ấp
chiến lược, đẩy nhân dân từ các tỉnh Thừa Thiên, Quảng Nam, Quảng Ngãi,
giáo dân di cư của vùng Bùi Chu, Phát Diệm lên Phước Long để lập các
khu dinh điền, hình thành một hệ thống bao quanh thị xã, thị trấn, trên các
trục đường. Mỗi ấp chiến lược khu dinh điền đều được quân sự hóa, có rào
kẽm gai bao quanh, có bãi mìn, có lực lượng dân vệ, bảo an ngày đêm tuần
phòng canh gác. Địch phát cho mỗi gia đình một cái mõ để khua lên khi có
người lạ đến, cả ấp khua theo, gây tâm lý nghi kỵ lẫn nhau.
Phước Long từ một thị trấn hẻo lánh, thưa vắng ở vùng biên ải bỗng trở
thành một thị xã chứa đầy ắp các sắc lính, hình thành một hệ thống phòng
ngự vững chắc chạy từ núi Bà Rá qua tỉnh lỵ ra sân bay xuống chi khu quân
sự Phước Bình, thành một tập đoàn cứ điểm mạnh với 8 trận địa pháo, 200
ấp chiến lược, khu dinh điền bao quanh, quân số chiếm đóng lên tới 3.000
tên.
Đúng là địch tạm thời kìm kẹp và khống chế được nhân dân, cơ sở cách
mạng bị xáo trộn, quần chúng trung kiên tạm thời nằm yên, số cán bộ, Đảng
viên được phân công ở lại bám trụ nằm vùng giữ vững phong trào tạo thời
cơ, tạm thời phải phân tán rút vào rừng sâu sống cầm hơi bằng rau rừng
nước lã, để mà tồn tại tính kế khác. Tình hình trở nên cực kỳ khó khăn, Xứ
ủy Nam Kỳ (sau này là Trung ương Cục) đã chủ trương mua sở cao su Bù