CHẶNG ĐƯỜNG MƯỜI NGHÌN NGÀY - Trang 112

Vừa tự hào vừa ra vẻ quan trọng, đồng chí bí thư huyện ủy dẫn tôi đến

một vạt rừng rậm nhiều cây to rồi chỉ lên, nói:

- Anh thấy không, lương thực treo trên các cây cao. - Ngoảnh lại tôi anh

hỏi tiếp. - Thấy không?

Tôi ngước mắt nhìn lên, từng bó lúa nương được chải tuốt sạch sẽ chỉ

còn hạt thóc treo lơ lửng trên các cành cây, đề phòng biệt kích địch phát
hiện và thú rừng phá hoại.

- Bao nhiêu ký? - Tôi hỏi.

- Năm tạ! - Đồng chí bí thư trả lời, kèm theo tiếng cười sảng khoái.

Tôi thực sự xúc động: Năm tạ thóc xay xát còn ba tạ rưỡi là cùng. Đủ

nuôi hàng nghìn con người được mấy ngày. Đúng là như muối bỏ bể, nhưng
ở cái vùng đang còn đầy rẫy khó khăn, nhiều gia đình mà tôi bắt gặp đang
ăn cháo, ăn củ rừng, lá bép thay gạo, vậy mà khi nói góp gạo nuôi bộ đội ăn
no đánh giặc là ai nấy đều sẵn sàng.

Lại một chuyện cảm động khác mà tôi được nghe kể trên đường đi

chuẩn bị chiến trường: Trên giao nhiệm vụ cho nhân dân Sóc Bom Bo trong
hai ngày phải có đủ một tấn gạo trong điều kiện có nhiều khó khăn, địch uy
hiếp, phi pháo của chúng bắn phá không kể giờ. Nhưng nhân dân vẫn bình
thản, lạc quan, ai có sức khỏe đều xung phong nhận nhiệm vụ, tiếng chày
giã gạo các cùm cum suốt đêm. Chỉ năm ngày sau số gạo cần có đã được
đồng bào gùi tới địa điểm tập trung. Nhạc sĩ Xuân Hồng cảm hứng về hình
ảnh đẹp này dã sáng tác “Tiếng chày trên Sóc Bom Bo” - một ca khúc trữ
tình sâu đậm ngợi ca tinh thần yêu nước của người dân Bom Bo thuần phác,
nói ít mà nghĩ sâu, nhìn lẽ phải bằng việc làm thực tế, cái tư chất quý hiếm
ấy đã góp phần quan trọng làm nên chiến thắng.

Đến đây xin đi vào nội dung của sự kiện.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.