dân ta chết đói tới hai triệu người, nhưng nhìn thấy cảnh Pháp thua, tôi thấy
hả dạ, thỏa nỗi những ngày nhẫn nhục làm lính cho chúng, bị chúng khinh
rẻ.
Phần do nhận thức còn nông cạn, phần do đời sống lúc này thật khó
khăn, tìm được việc làm đủ tiền cho một lon gạo trong lúc giao thời đâu có
dễ khiến tôi chỉ dừng lại cái hả dạ đó. Lúc ấy tôi không hiểu rằng tôi đang
đứng trước một thời cơ chuyển mình lớn lao của dân tộc, của đất nước. Vài
tháng sau tin tức từ quê tôi từ các vùng lân cận do người nhà ra kể lại thôn
xã nào cũng có cán bộ Việt Minh về hô hào chuẩn bị đánh Pháp, đuổi Nhật
giành lại độc lập tự do cho nước nhà. Và ở Hà Nội, ngay phố Huế, chợ
Hôm, Hàng Bài này cũng vậy. Hai tiếng: “Cách mạng” được truyền lan, đi
đến đâu tôi cũng được nghe, được nhắc với tình cảm trân trọng.
Hà Nội những ngày tháng 8 sôi sục khí thế đấu tranh, đi đến đâu cũng
bắt gặp khẩu hiệu, truyền đơn, cũng nghe mọi người bàn tán về Cách mạng.
Một hôm tôi cố chen vào chợ để nghe cán bộ diễn thuyết. Anh còn rất trẻ,
dáng thư sinh, nói năng hoạt bát, dễ nghe. Cuối buổi diễn thuyết anh nêu
câu hỏi và giải thích liền; ngắn gọn mà dễ hiểu:
- Cách mạng là gì?
- Là đổi đời.
- Đổi đời là gì?
- Là thợ thuyền, dân nghèo cùng nhau nổi dậy đánh Pháp, đuổi Nhật
đánh đổ chế độ vua quan, giành lại quyền sống cho mình.
Giành lại quyền sống. Ôi! Sao mà hợp với nguyện vọng của mình đến
thế. Không chút nghi ngờ do dự, tôi đi tìm Cách mạng mong được đổi đời.
Đúng là có tìm có thấy, Cách mạng không phải đâu xa, ngay quanh tôi, vẫn
là những người thường gặp. Đầu tháng 8 tôi được tổ Thanh niên Cứu quốc