Vì vậy giải pháp thích hợp với chúng ta lúc này là chuyển sang đánh
giao thông, là từ bị dộng chuyển sang chủ động trên hướng khác. Về mặt
chủ quan, ta đã được trang bị B.40 từ miền Bắc mới chuyển vào. Tuy còn ít
nhưng biết cách tổ chức vẫn phát huy được hiệu quả tối đa của loại vũ khí
chống tăng gọn nhẹ mà lợi hại này.
Các anh trong Bộ tư lệnh Sư đoàn đều nhất trí với những vấn đề tôi trình
bày trên, và thống nhất một số việc cần làm ngay:
- Khu vực trận địa đánh giao thông địch là đoạn quốc lộ 13 từ ngang ngã
ba Đồng Tâm đến bắc Chơn Thành.
- Nghiên cứu trên bản đồ để quyết định những điểm có khả năng xảy ra
trận đánh; đồng thời tổ chức đi trinh sát thực địa để xác định trận địa phục
kích cụ thể và dự kiến các nơi địch dừng lại đóng quân dã ngoại để có kế
hoạch chủ động tập kích khi tình huống xuất hiện.
- Biện pháp chiến thuật là phục kích đánh giao thông, tập kích khi địch
đóng quân dã ngoại, pháo kích tiêu hao nhằm làm tê liệt giao thông, phá âm
mưu địch lấy Lộc Ninh làm bàn đạp đánh phá căn cứ, kho tàng của ta đặt ở
đông bắc thị trấn giáp biên giới Campuchia.
- Để thực hiện lừa địch, ta vừa tung tin vừa tiếp tục một số động tác giả
để địch tin rằng ta vẫn tiếp tục triển khai lực lượng đánh Lộc Ninh, buộc
địch phải đưa cơ giới lên tăng viện, ta có điều kiện diệt chúng ở những trận
địa bày sẵn; đồng thời tổ chức tiến công địch ở mức độ vừa phải, tiêu hao
địch, gây áp lực về tâm lý, buộc chúng phải tăng cường phòng thủ, từ bỏ ý
định đánh nống ra ngoại vi.
- Phân chia lực lượng: Trung đoàn 1 vừa nghi binh vừa chuẩn bị sẵn
sàng khi có thời cơ tiến công, chủ yếu là trại biệt kích; Trung đoàn 2 làm
nhiệm vụ chủ yếu đánh phục kích trên đường 13, vì trung đoàn này qua trận
phục kích đánh thắng đoàn xe cơ giới Mỹ ở Căm Se (20/l/1965) đã kịp thời