Các đồng chí trong ban chỉ huy trung đoàn 3 chẳng những không phản
ứng, trái lại thấy rõ khuyết điểm của mình gây ảnh hưởng đến nhiệm vụ
chung nên đã nghiêm khắc kiểm điểm rút kinh nghiệm, tích cực sửa chữa,
không để cho khuyết điểm này tái diễn. Có đồng chí khóc vì ân hận.
Mặc dù địch đã bị đòn đau, với gần 80 xe tăng, xe bọc thép, hơn 600
lính Mỹ thuộc sư đoàn 1 bị chết và bị thương sau hai trận đụng độ với ta ở
Cần Đâm, Cần Lê, nhưng chúng chưa chịu từ bỏ con đường 13, vì đây là
đường tiếp tế chính cho Bình Long, Lộc Ninh. Chúng vẫn phải đưa thêm
lực lượng và phương tiện chiến tranh lên để củng cố các căn cứ Hớn Quản -
Chơn Thành, Minh Hòa nhằm bảo vệ tuyến phòng thủ bắc Sài Gòn.
Để tránh bị ta phục kích, địch tăng cường tuần tra, nghi binh đánh lạc
hướng; dùng bom pháo dọn đường, đồng thời chúng còn tìm thêm đường
khác, thường xuyên thay đổi quy luật hành quân. Ngoài đường 13, địch còn
sử dụng đường đá đỏ nối liền Hớn Quảng - Minh Hòa. Đây là con đường
độc đạo nằm giữa đường 13 và sông Sài Gòn nên việc che giấu lực lượng
và vận động phục kích của ta gặp nhiều khó khăn.
Thấy những triệu chứng chúng đang chuyển đội hình hành quân sang
đường này, Bộ tư lệnh Sư đoàn trao đổi và đi tới thống nhất quyết định khắc
phục mọi khó khăn, khẩn trương hình thành thế trận phục kích, sẵn sàng
đánh địch khi chúng mở cuộc hành quân, với lực lượng phân công như sau:
- Trung đoàn 2 được tăng cường một tiểu đoàn của trung đoàn 16 làm
nhiệm vụ chủ yếu.
- Trung đoàn 1, trung đoàn 3 làm nhiệm vụ chặn viện phía sau.
Ngày 28 tháng 6, Trung đoàn 2 hoàn thành công tác chuẩn bị, bộ đội
tiến vào vị trí xuất phát tiến công. Nhưng mãi mười ngày sau (8 tháng 7)
trận đánh mới xảy ra. Phải chờ lâu nhưng Trung đoàn 2 đã có kinh nghiệm