thường được hiểu bao gồm phần đất Trảng Bàng, Củ Chi, Bến Cát, Dầu
Tiếng. Gọi là “tam giác sắt” vì nơi đây đã xảy ra nhiều cuộc đụng độ, địch
đổ xuống đăy hàng chục ngàn tấn bom đạn nhưng vẫn không đè bẹp được ý
chí gang thép của quân và dân ta, không xóa được một vùng vẫn vững vàng
là căn cứ cách mạng.
Cũng cần nói thêm, bản thân cuộc hành quân cấp quân đoàn này đã
không có sự nhất trí của những người cầm đầu quân đội Mỹ ở miền Nam
Việt Nam lúc đó. Trước hết, Bộ tư lệnh dã chiến Mỹ đóng ở Biên Hòa
không chấp nhận mở cuộc hành quân, để tập trung lực lượng xâm nhập vào
chiến khu Dương Minh Châu. Nhưng tướng Oét-mô-len là tư lệnh chỉ huy
chung có tham vọng lớn hơn, muốn cùng một thời gian mở cuộc hành quân
Xê-đa-phôn nhằm bứng “Việt cộng” (tức Quân giải phóng) ra khỏi nơi đây
với kế hoạch dùng sư đoàn 25 và lữ đoàn 196 ngược sông Sài Gòn làm cái
đe. Sau đó dùng sư đoàn 1, lữ đoàn 173 và trung đoàn 11 thiết giáp từ phía
đông đánh thẳng vào khu “tam giác sắt”, cắt nó ra làm đôi đặt đối phương
lên đe mà nện. Như vậy, sẽ có một bàn đạp đánh vào Dương Minh Châu.
Nhưng ta, bằng phương thức phối hợp tiến công rộng khắp của lực
lượng vũ trang địa phương với tác chiến của một bộ phận đơn vị chủ lực
đánh vào các mục tiêu chủ yếu, tiêu hao, tiêu diệt một bộ phận sinh lực
địch, buộc tướng Oét-mo-len phải kết thúc cuộc hành quân, sau khi chỉ dồn
được 15.000 dân về thị xã Thủ Dầu Một.
Đặc biệt từ ngày 2/2 đến 21/2/1967 (trước cuộc hành quân Gian-xơn Xi-
ty hai mươi ngày) địch liên tiếp mở các cuộc hành quân càn quét cấp sư
đoàn. Không kể cuộc hành quân Bíc-sprinh của sư đoàn 1 và lữ đoàn 173
ngày 1 tháng 2 đến 16 tháng 2 vào khu vực Sình Bà Đá thuộc chiến khu Đ,
riêng ở khu vực Dương Minh Châu đã có hai cuộc hành quân nhằm tiêu hao
lực lượng ta, tạo thế cho các bước hoạt động quân sự sau đó. Đó là cuộc
hành quân Gát-xđen từ ngày 2 tháng 2 đến 21 tháng 2 của sư đoàn 22 đánh
vào tây đường 22 đến sát biên giới Campuchia, chốt lại các điểm Lò Gò,