CHẶNG ĐƯỜNG MƯỜI NGHÌN NGÀY - Trang 303

vực phía trước, hỗ trợ Trung đoàn 209 giữ vững khu vực chốt chặn Tàu Ô,
để khi có điều kiện dễ dàng rút ra làm nhiệm vụ mới.

Thời cơ để triển khai dự kiến ban đầu đã đến. Nhưng khi vào việc thì lại

không đơn giản! Khó khăn trước hết là việc rút hai trung đoàn của Sư đoàn
7. Người không thông chính là sư đoàn trưởng Đàm Văn Ngụy. Một mặt
anh ra lệnh cấm không ai được nói với những người chưa biết tin này, “cụ
thể thế nào sau khi tôi lên Bộ tư lệnh chiến dịch về sẽ hay”. Ngay đêm hôm
được tin rút, Đàm Văn Ngụy cứ trằn trọc về những suy nghĩ miên man (khi
lên sở chỉ huy chiến dịch anh tâm sự lại, như phân bua với mọi người): “Thị
xã Quảng Trị đã mất, Hiệp định Paris vẫn chưa ký, ta bỏ Tàu Ô thì sư đoàn
25 địch đang đứng trước mặt sẽ tràn vào, thẳng đường lên giải tỏa An Lộc,
cùng lực lượng ở đây tái chiếm sân bay Téc-ních, chi khu quân sự Lộc
Ninh, thì lấy đâu địa điểm đặt trụ sở Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng
hòa miền Nam Việt Nam? Đông Hà? Gần miền Bắc quá, không có lợi về
chính trị. Sư đoàn 7 đã đóng giữ đoạn đường ba mươi ki-lô-mét từ nam An
Lộc đến bắc Chơn Thành, nay rút uổng quá? Trên thương ta mà lệnh cho ta
rút ra để nghỉ ngơi củng cố. Nhưng rút lúc này là mất thời cơ chiến lược.

Không, nhất định phải giữ, nhưng cần điều chỉnh lực lượng, thay đổi

cách bố trí và cách đánh.

Biết sáng hôm sau sư trưởng Sư đoàn 7 Đoàn Văn Ngụy lên báo cáo, xin

ý kiến, tôi đã bố trí thời gian tiếp.”

Gương mặt anh vẫn hiện rõ nét lạc quan, tự tin, nhưng hình thể thì gầy,

da xanh, hai mắt trũng sâu! Rất muốn có cái gì chiêu đãi người ở phía trước
sau gần hai tháng trời vất vả, nhưng ngó trước nhìn sau chẳng tìm ra thứ gì
để gọi là bồi dưỡng nhẹ.

Nắm chặt tay Đàm Văn Ngụy, tôi nói:

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.