CHẶNG ĐƯỜNG MƯỜI NGHÌN NGÀY - Trang 430

phản ứng dây chuyền làm rối loạn, đảo lộn thế bố trí chiến lược của địch,
tạo thời cơ nhảy vọt của cuộc tổng tiến công và nổi dậy.

Sau chiến dịch Tây Nguyên thắng lợi, trên cơ sở theo sát sự phát triển

của tình hình, sự phân tích chính xác của các dữ kiện, ngày 18/8/1975, Bộ
Chính trị khẳng định cuộc tiến công chiến lược đã diễn ra ngay trong năm
1975, mở đầu bằng chiến dịch Tây Nguyên và quyết định hoàn thành giải
phóng miền Nam trong năm 1975 (từ kế hoạch hai năm rút xuống một
năm).

Thấy trước sự thất bại không thể tránh khỏi của địch ở Huế - Đà Nẵng,

ngày 25/3/1975, Bộ Chính trị nhận định: thời cơ chiến lược lớn đã đến. cần
phải tranh thủ thời gian cao độ, nhanh chóng tập trung lực lượng vào hướng
chủ yếu hành động táo bạo, bất ngờ, làm cho địch không dự kiến kịp và
không kịp trở tay để thực hiện quyết tâm hoàn thành giải phóng Sài Gòn và
miền Nam trước mùa mưa.

Ngày 31 tháng 3, từ nhận định thời cơ chiến lược đã chín muồi, Bộ

Chính trị ấn định thời điểm cuối cùng giải phóng Sài Gòn trong thời gian
sớm nhất là trong tháng 4 không thể chậm.

Đi theo các tư tưởng chỉ đạo kể trên là kế hoạch chiến lược do Quân ủy

Trung ương soạn thảo đã được Bộ Chính trị thông qua để chỉ đạo các chiến
trường thực hiện.

Tháng 3 năm 1975 có thể nói là một tháng kỳ diệu trong lịch sử cuộc

kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của quân và dân ta. Một tháng có những
bước tiến thần tốc, với bốn cuộc họp của Bộ Chính trị(1) và Quân ủy Trung
ương, sự chỉ đạo thực tiễn của Đảng phát triển lên một đỉnh cao mới, đó
chính là nguyên nhân tạo ra đỉnh của một thế trận hôm nay.

(1) Tháng 3 năm 1975, Bộ Chính trị bốn lần họp bàn, thảo luận, ra các

quyết định về chủ trương, chỉ đạo tiến hành cuộc chiến tranh cách mạng

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.