CHẶNG ĐƯỜNG MƯỜI NGHÌN NGÀY - Trang 431

miền Nam.

- Cuộc họp ngày 11/3/1975.

- Cuộc họp ngày 18/3/1975.

- Cuộc họp ngày 25/3/1975.

- Cuộc họp ngày 31/3/1975.

Bấy giờ là hạ tuần tháng 4 năm 1975, mùa mưa đang tới gần, cái mùa

mà địch rất mong đến nhanh. Còn ta thì có đủ điều kiện, cả thế và lực để tới
đích cuối cùng vẫn trong tiết trời mùa khô. Tất cả lực lượng nằm trong đội
hình chiến dịch tiến công mang tên Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại đã có mặt
ở năm hướng chính: đông, đông nam, bắc, tây bắc và tây nam, chỉ cách Sài
Gòn trên dưới bốn mươi đến năm mươi ki-lô-mét.

Nếu Mậu Thân 1968, cũng từ năm hướng tiến vào Sài Gòn với năm mục

tiêu tương tự trong nội đô cần phải tiến công tiêu diệt, hỗ trợ lực lượng nội
đô nổi dậy trong thế trận cài răng lược ta địch xen kẽ nhau, thì giờ đây, phía
trước là mục tiêu tiến công, còn phía sau là một vùng giải phóng sạch bóng
quân thù nối thông ra tận thủ đô Hà Nội. Từ hậu phương miền Bắc, ta có
thêm một con đường xuyên Việt đã được định hình từ lâu mang cái tên quen
thuộc trong tâm tưởng mọi người: quốc lộ 1A Hà Nội - Huế - Sài gòn.
Nhưng giờ đây con đường thênh thang đó chưa thông trọn vẹn, mới qua
Xuân Lộc, tới Dầu Dây, nhờ đó mà khối lượng chi viện từ hậu phương vào
được tăng nhanh(2) đáp ứng yêu cầu của trận quyết chiến lịch sử.

(2) Phục vụ cho trận đánh cuối cùng, hậu phương miền Bắc đã huy động

17.674 ô tô các loại, 32 tàu biển, 130 toa xe lửa và hàng trăm lần chiếc máy
bay vận tải đưa người và vũ khí vào Nam Bộ: 115.000 quân, 90.000 tấn
hàng (có 37.000 tấn vũ khí, 90.000 tấn xăng dầu). Riêng 11 ngày chuẩn bị
nước rút (từ 15 đến 26 tháng 4) đã chuyển 24.000 tấn vũ khí 25.000 tấn
lương thực, thực phẩm, 1.000 tấn thuốc, 1.000 tấn xăng dầu. Hậu cần B2

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.