Gòn. Nhưng Thiệu và một số tên tướng khác (trong đó có Nguyễn Văn
Toàn, tư lệnh quân đoàn 3) thì phản đối co cụm.
Số này cho rằng có thể giữ vững vùng còn lại, cần tiến hành phòng thủ
từ xa, tập trung lực lượng phản kích lấy lại một số nơi để mở rộng thế đứng
phòng thủ. Trước hết địch dồn sức mạnh cho Xuân Lộc, địch co về giữ khu
vực Trảng Bom - Hố Nai, Biên Hòa - Long Bình, Long Thành - Nước
Trong và các cầu trên sông Đồng Nai với lực lượng hơn hai sư đoàn, trong
đó, một phần hai là lực lượng dự bị.
Không có cách nào khác, muốn tới mục tiêu cuối cùng, mọi cuộc chiến
đấu phải diễn ra trên trục đường 1. Không tiêu diệt được địch, không đập vỡ
các cụm, các tuyến phòng ngự của địch, không thể tiến vào nội đô.
Sau khi trao đổi cặn kẽ các vấn đề chủ yếu, một lần nữa quán triệt chỉ
đạo của Bộ chỉ huy chiến dịch và những ý kiến hướng dẫn của anh Lê
Trọng Tấn, chiều ngày 23/4/1975, Bộ tư lệnh và Đảng ủy Quân đoàn họp,
hạ quyết tâm lần cuối: tập trung ưu thế binh lực, hỏa lực phát huy sức mạnh
đột kích của cơ giới và xe tăng, nhanh chóng đập vỡ và chọc thủng tuyến
phòng thủ Biên Hòa, đánh chiếm hai cầu trên sông Đồng Nai, mở cửa đột
kích vào Sài Gòn, đánh chiếm các mục tiêu quy định trong nội thành. Trước
mắt tiêu diệt lực lượng còn lại của sư đoàn 18 và trung đoàn 5 thiết giáp
ngụy, đánh chiếm yếu khu Trảng Bom, không cho địch co cụm về Biên
Hòa, mở đường cho đội hình lớn của quân đoàn thọc sâu vào Sài Gòn.
Về sử dụng lực lượng, Quân đoàn quyết định: Sư đoàn 341 đánh chiếm
Trảng Bom, mở đường số 1, sau đó chiếm sở chỉ huy sư đoàn 3 không quân
và sân bay Biên Hòa. Sư đoàn 6 được tăng cường Trung đoàn 209 (sư đoàn
7) đánh chiếm căn cứ trung đoàn 3 ngụy và tiểu khu Biên Hòa. Hai Sư đoàn
341 và Sư đoàn 6 sẽ mở cửa lớn cho quân đoàn tiến vào Sài Gòn. Sư đoàn 7
là binh đoàn thọc sâu, hành quân bằng cơ giới thọc thẳng vào Sài Gòn, đánh
chiếm các mục tiêu thuộc địa bàn quận 1. Nhưng đánh như thế nào? Đây
cũng là vấn đề được nêu ra trao đổi. Căn cứ vào thời gian, vào đặc điểm địa