Điều anh nói thêm, làm rõ tư tưởng chỉ đạo, chỉ huy chiến dịch này đã
giúp chúng tôi đỡ rối trong việc xây dựng kế hoạch chiến đấu cụ thể, biết
tập trung vào các nội dung trọng tâm, khắc phục được thời gian hạn hẹp,
bảo đảm được yêu cầu chung.
Sau khi anh phê chuẩn quyết tâm chiến đấu của Quân đoàn, tôi chỉ có
một đề nghị: vì đội hình chiến đấu của chúng tôi còn cách vùng ven từ
mười lăm đến hai mươi ki-lô-mét trong khi địch tập trung quân đông, phải
qua nhiều địa hình phức tạp, xin cấp trên cho nổ súng trước ngày 27 tháng
4, có như thế mới cùng một lúc thực hiện đồng loạt đánh vào nội đô đúng
ngày N của chiến dịch.
Anh Tấn nói:
- Quân đoàn 2 cũng có chung điều kiện như vậy. Tôi hoàn toàn đồng ý
với đề nghị của Hoàng Cầm, nhưng còn phải xin ý kiến cấp trên.
Tám giờ sau khi trở lại Quân đoàn, đang căng thẳng cùng với các anh
trong Bộ tư lệnh triển khai chuẩn bị công việc chiến đấu thì anh Tấn điện
xuống báo tin Bộ chỉ huy chiến dịch Hồ Chí Minh chấp thuận cho cánh
quân phía đông nổ súng trước ngày N-1 (tức ngày 26 tháng 4). Đọc xong
điện của anh, tôi nhẹ nhõm thở phào, cất được một mối lo, đầu óc bớt căng.
Chiều 23 tháng 4, Bộ tư lệnh và Đảng ủy Quân đoàn họp bàn kế hoạch
triển khai cụ thể. Chúng tôi dành nhiều thời gian trao đổi để thấy hết những
khồ khăn, bàn biện pháp chủ động khắc phục.
Đúng là trên hướng tiến công của Quân đoàn, tuy địch không có chính
diện rộng nhưng có chiều sâu gần sáu mươi ki-lô-mét theo trục đường 1 với
nhiều cụm phòng ngự dày đặc; nhất là sau khi quân khu 1, quân khu 2 thất
thủ, trong bọn tướng cầm đầu quân đội ngụy xuất hiện hai khuynh hướng:
nhiều tên cho tình hình xấu đi nhanh chóng, cộng sản đang uy hiếp mạnh
Sài Gòn, vì vậy cần tập trung lực lượng co cụm lại quanh ven đô để giữ Sài