trong cuộc chạy đua xúc tiến đầu tư của Singapore. Năm 1969, tập đoàn điện tử
khổng lồ Philips của Hà Lan dự định xây dựng một nhà máy sản xuất máy móc
và công cụ mà Philips cần trang bị cho các cơ sở sản xuất của mình tại châu Á.
Mặc dù Đài Loan đã nằm trong danh sách dự định đầu tư của Philips nhưng
EDB cũng muốn giành dự án xây dựng nhà máy đó cho Singapore. EDB được
một nhân viên địa phương của Philips mách nhỏ rằng một vị phó chủ tịch của
tập đoàn này, theo kế hoạch, sẽ quá cảnh một đêm tại Singapore trước khi đến
Đài Loan. Các nhân viên EDB bắt đầu hành động. Khi vị phó chủ tịch đặt chân
xuống sân bay, EDB thuyết phục ông này xem qua Singapore để thấy nơi đây có
thể là một địa điểm có tiềm năng đầu tư. Giới chức EDB đã đưa nhà quản trị cấp
cao của Philips đi thăm một trung tâm đào tạo mà EDB đã thành lập nhằm trang
bị cho người Singapore tay nghề công nghiệp luyện kim. Vị chủ tịch bị ấn tượng
mạnh đến nỗi ông quyết định chuyển hướng đầu tư vào Singapore thay vì vào
Đài Loan. Trong thời gian đó, Tăng Chấn Mộc vẫn cứ ngược xuôi ở Mỹ. Trong
quãng thời gian từ năm 1968 đến năm 1970, ông tiếp tục triển khai một chiến
dịch qui mô toàn nước Mỹ nhằm thu hút đầu tư của tập đoàn General Electric.
Ông đã bay như thoi đan khắp nước Mỹ để viếng thăm các nhà lãnh đạo của
những chi nhánh ở xa của tập đoàn này. Trong 3 năm đó, Tăng Chấn Mộc đã
giành được 10 gói đầu tư của General Electric. Vào năm 1972, tập đoàn đa quốc
gia General Electric của Mỹ đã trở thành nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất
Singapore, sử dụng tới 13.000 nhân công.
***
Lý Quang Diệu cuối cùng cũng tự cho phép mình được nghỉ ngơi thư giãn.
Tốc độ tăng trưởng đã đạt đến đỉnh cao của Phép màu. Nền kinh tế đã vượt qua
được cú sốc dầu mỏ và nhiều cuộc đổ vỡ vào đầu những năm 1970. Các lực
lượng chính trị muốn cạnh tranh ảnh hưởng với PAP đã bị đánh bật. Nhà hoạt
động xã hội một thời bảo vệ cho người lao động lo ngại các nghiệp đoàn sẽ xua
đuổi các nhà đầu tư tiềm năng. Lấy lý do tình hình kinh tế đang mong manh, Lý
Quang Diệu mở một cuộc trấn áp không nương tay đối với các cuộc tranh chấp
lao động. Ông viết: “Tại quốc gia Singapore vừa mới độc lập, phải tự đứng trên
đôi chân của mình và rất dễ bị tổn thương, chính phủ không thể để cho bất kỳ
một nghiệp đoàn nào gây nguy hiểm đến sự sống còn của Singapore.” Để bẻ gãy