% chi phí vốn
43
65
75
71
Nguồn: Kwong et al. Phát triển công nghiệp tại Singapore, Đài Loan,
Hàn Quốc
Có lẽ bài học quan trọng nhất rút ra từ câu chuyện của Singapore là cách thức
Lý Quang Diệu làm thế nào để thu hút tất cả vốn đầu tư trên của ngành công
nghệ thông tin. Mục tiêu của ông là “xây dựng một mảnh đất màu mỡ của Thế
giới thứ nhất tại một khu vực thuộc Thế giới thứ ba.” Nếu Singapore có thể tạo
ra môi trường an ninh, cơ sở hạ tầng, các dịch vụ thông tin liên lạc, giáo dục,
giao thông và y tế chất lượng hàng đầu thì nó có thể thu hút về mình những kỹ
sư, những nhà quản lý, những doanh nhân đang có ý định kinh doanh tại khu
vực. Singapore đã tự làm nổi bật mình giữa các nước đang nổi khác bằng cách
tạo ra một môi trường củng cố sự tin tưởng của các nhà đầu tư nước ngoài. Lý
Quang Diệu viết: “Chúng tôi có một nguyên tắc đơn giản đóng vai trò là kim chỉ
nam quyết định sự tồn vong của mình: đó là, Singapore phải được tổ chức tốt
hơn và hiệu quả hơn các quốc gia khác trong khu vực. Nếu chúng tôi chỉ dừng
lại ở mức giỏi ngang với những nước láng giềng của mình thì các doanh nghiệp
chẳng có lý do gì để đóng tại đây nữa.”
Lý Quang Diệu: Câu chuyện về Singapore. Singapore: Prentice Hall,
1998, trang 15-16, 21, 23, và 646-648. Những chi tiết khác về cuộc họp báo
được lấy từ Josey, Alex, Lý Quang Diệu: Những năm tháng quyết định.
Singapore: Times Books Quốc tế, 1980, trang 285-286.
Lý Quang Diệu. Từ Thế giới thứ ba tới Thế giới thứ nhất: Câu chuyện
về Singapore, 1965-2000. New York: HarperCollins, 2000, trang 3 và 7.
Những trích dẫn này được lấy từ các giấy chứng thực gửi đến Lý
Quang Diệu được nhắc đến trong phần đầu của cuốn sách Câu chuyện về
Singapore.