không có com lê để mặc cho nên phải mượn của bố mình. Kỉ niệm sống động
nhất của ông về cuộc hội nghị là những chiếc bánh quy mà IBM thết đãi thoải
mái khách tham dự. Vào những ngày đầu của công cuộc cải cách tại Trung
Quốc, những thứ xa xỉ như bánh quy là rất hiếm. Liễu Truyền Chí nhớ lại: “Tôi
giật mình nhận ra công ty này lớn đến nỗi có thể mua được nhiều bánh quy đến
thế! Tôi chưa từng bao giờ nghĩ rằng tôi sẽ có lúc ngồi vào vị trí như IBM.”
Chỉ 20 năm sau, ông đã sở hữu ngay chính công ty đó.
Tầm quan trọng của việc Lenovo mua được một phần công ty IBM thậm chí
còn vĩ đại hơn đối với Trung Quốc. Liễu Truyền Chí đặt thỏa thuận với IBM
trong bối cảnh của 200 năm lịch sử trước đây của Trung Quốc - những nỗi nhục
mà Trung Quốc phải chịu dưới ách thống trị của những đế quốc phương Tây,
các cuộc nội chiến và sự mờ nhạt của Trung Quốc trong nền kinh tế thế giới.
Giờ thì tất cả đã đi vào dĩ vãng. Trung Quốc đang phát triển đi lên và công ty
sản xuất máy tính cá nhân của Liễu Truyền Chí đang dẫn đầu con đường phát
triển đó.
Việc mua một phần IBM của Lenovo đã thu hút sự chú ý của cả thế giới.
Không có một sự kiện riêng lẻ nào có thể tóm lược được thời vận đang lên của
Trung Quốc và vai trò hoán đổi giữa Trung Quốc và Mỹ trong nền kinh tế thế
giới tốt hơn sự kiện này. Xét cho cùng, IBM là hiện thân cho phí bản quyền của
công ty Mỹ, bộ phận sản xuất PC của nó là biểu tượng cho sự tinh thông về kỹ
thuật và kinh tế của Mỹ. Năm 1981, IBM sáng chế ra PC và thay đổi mãi mãi
cách sống và thói quen làm việc của hàng tỉ người trên khắp hành tinh. Giờ đây,
viên ngọc quý đó nằm trong tay của Trung Quốc. Thành công của Lenovo
chứng tỏ nền kinh tế Trung Quốc đang chuyển mình như thế nào từ một quốc
gia chỉ đơn giản là sản xuất hàng loạt đồ chơi và áo thun rẻ tiền bày bán ở
những gian của cửa hàng tổng hợp chuyên bán hàng hạ giá tại các tầng hầm
thành một nền kinh tế hiện đại hơn sản xuất ra hàng hóa của riêng mình với
thương hiệu của riêng mình. Cũng giống như tại Đài Loan, Hồng Kông và Hàn
Quốc, nhân công giá rẻ của Trung Quốc sẽ không còn rẻ lâu trong điều kiện
công nghiệp hóa nhanh chóng. Phát triển lợi thế cạnh tranh mới là yếu tố cần
thiết để đất nước duy trì lâu dài Phép màu. Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan đã
thực hiện sự thay đổi quan trọng này khi nền kinh tế của họ trở nên tiên tiến