Chỉ cần mẩu khăn giấy
112
Hãy nhớ lại bất cứ chương trình truyền hình nào mà bạn
vừa xem có cảnh quay một phòng cấp cứu. Hãy nhớ lại cảnh
một tai nạn hoặc chiến tranh, trong đó người bị thương cứ
dồn lên, nhanh hơn mức các bác sĩ có thể xoay sở. Điều gì xảy
ra vào những lúc như thế? Một bác sĩ giàu kinh nghiệm chạy
vào giữa đám hỗn loạn và bắt đầu đưa ra những quyết định
dứt khoát, dựa trên linh cảm và kinh nghiệm về việc ai có đủ
cơ hội sống để được tiếp nhận và ai phải bị bỏ lại ngoài giá rét.
Việc này được gọi là “cứu thương có chọn lọc”, và mắt chúng
ta thực hiện việc này thường xuyên.
Đây là lý do: Số lượng thông tin thị giác ở ngoài kia rất
nhiều so với số lượng chúng ta có thể xử lý, thế nên hệ thống
thị giác của chúng ta cần phải chọn lọc kỹ càng xem nó cho
phép điều gì lọt qua cửa trước. Mặc dù phần lớn quá trình này
vẫn còn là điều bí ẩn, các kết quả cuối cùng của nó mang lại rất
nhiều lợi ích cho trung tâm xử lý cao hơn trong não của chúng
ta. Dường như mắt chúng ta có một loại linh cảm theo kinh
nghiệm nào đó, để đưa ra những phán quyết tức thì về việc
điều gì là quan trọng cần nhìn và điều gì thì không.
Quy tắc nhìn số 4: Thực hành
nhìn theo thứ tự quan trọng.
Thực hành
“chọn lọc hình ảnh”