Chỉ cần mẩu khăn giấy
166
hơn với công việc kinh doanh. Chúng là những đặc tính thiên
về con số, sự phân tích, chi tiết, thực tế và có để đo đếm được.
Bởi vì những yếu tố này ngả về lý trí nhiều hơn và ít liên quan
tới cảm xúc, chúng ta sẽ gọi phần bên dưới của thiết bị điều
chỉnh là vùng “lạnh”.
Nói cách khác, khi ta xem xét ý tưởng của mình từ mọi góc
nhìn có trong phương pháp SQVID, một điều rất thú vị sẽ xảy
ra cùng với kết quả thú vị không kém: Chúng ta kích hoạt cả
hai bán cầu não (trái và phải) (xem thêm Phụ lục B). Điều này
có nghĩa là nếu ta nổi trội hơn trong việc phân tích chi tiết các
yếu tố định lượng, việc sử dụng SQVID sẽ vừa kích thích lối
tư duy quen thuộc này, vừa khơi dậy phần não sáng tạo mà
không mấy khi chúng ta dùng tới. Ngược lại, nếu ta thấy mình
là người thích tư duy theo kiểu hình dung viễn cảnh hay định
tính, sử dụng SQVID sẽ điều chỉnh lại cho cán cân di chuyển
thêm một chút về phía tư duy kiểu phân tích.
Những đặc tính bên trên của SQVID là phía “nóng” hay “não phải”.
Những đặc tính bên dưới là phía “lạnh” hay “não trái”.
Đơn
giản
Định
tính
Viễn
cảnh
Riêng
biệt
Thay
đổi
Tỉ mỉ
Định
lượng
Thực
thi
Nguyên
trạng
So
sánh
VÙNG
LẠNH
NÓNG