Chỉ cần mẩu khăn giấy
202
•
Chúng ta có thể tạo ra đến hàng nghìn biểu đồ khả dĩ,
nhưng tất cả những biểu đồ đó đều chỉ xuất phát từ 6 “hình
thức trình bày” (hoặc một sự kết hợp của 6 kiểu mẫu đó).
•
Nhờ tìm hiểu khi nào nên áp dụng 6 kiểu mẫu này và làm
thế nào để vẽ được chúng, chúng ta có thể tạo ra một
phần trình bày bằng hình vẽ cho gần như tất cả những vấn
đề ta thấy.
Điều ngược lại cũng đúng:
•
Bất cứ vấn đề nào ta có thể thấy (và có thể chia nhỏ ra thành
các yếu tố 6 W) đều có thể được
trình bày đơn giản bằng
cách thể hiện 6 yếu tố đó.
•
Cách hiệu quả nhất để thể hiện một phạm trù thị giác cụ
thể (
ai/cái gì, bao nhiêu,...) là lật đi lật lại cách chúng ta thấy
nó trong thế giới thực. Nếu ta thấy yếu tố
ở đâu dựa trên
quan hệ về không gian của các đối tượng với nhau, ta có
thể trình bày điều đó bằng cách vẽ các đối tượng này ở vị trí
không gian tương tự. Nếu chúng ta thấy yếu tố
khi nào bằng
cách để ý những thay đổi của đối tượng qua thời gian, ta có
thể trình bày điều đó bằng cách vẽ đối tượng ở những trạng
thái khác nhau tại những thời điểm khác nhau.
Điều này nghĩa là chúng ta có thể quên đi hàng trăm loại sơ
đồ, biểu đồ, đồ thị khác nhau mà ta sử dụng trong công việc
kinh doanh. Chẳng có gì xấu khi có nhiều hình ảnh đến thế –
ngược lại, tất cả chúng đều rất hữu ích trong hoàn cảnh thích
hợp (và chúng ta sẽ sớm thấy chúng được sử dụng thế nào) –