Chỉ cần mẩu khăn giấy
204
nhưng khi chúng ta tiến tới việc hiểu được quá trình
trình bày,
điều ta cần bận tâm tới là sáu chứ không phải cả nghìn kiểu
mẫu cơ bản.
Vậy nên lần tới khi đối diện với một vấn đề, ta không cần
phải tự hỏi “Ôi trời, mình có thể sử dụng được loại hình ảnh
nào để giải quyết vấn đề đây?”. Chúng ta chỉ đơn giản hỏi:
“Trong sáu kiểu mẫu cơ bản, kiểu nào vạch ra được vấn đề mà
mình thấy?”.
Điều gì làm nên một hình thức trình bày?
Để những hình thức này thực sự hữu ích – cả với vai trò là
xuất phát điểm cho quá trình tư duy thị giác áp dụng cho các
ý tưởng, và là công cụ để vẽ những bức tranh thực sự – khi là
một nhóm, chúng phải toàn diện (để ta có thể chỉ cần đến sáu
hình thức này cho hầu hết mọi hình vẽ), còn khi đứng riêng lẻ
thì chúng phải có đủ đặc trưng để ta biết khi nào cần dùng đến
cái nào. Có bốn tiêu chuẩn ta sẽ sử dụng để định nghĩa mỗi
phương pháp và phân biệt chúng với nhau.
1.
Nội dung mà cơ cấu đó thể hiện.
Ai/cái gì, bao nhiêu, ở
đâu, khi nào, như thế nào hay vì sao, xác định qua quá trình
tham khảo chéo những điều ta thấy nhờ mô hình
<6><6>.
2.
Hệ trục cơ bản của cơ cấu đó.
Cấu trúc cơ bản của hình
vẽ, theo không gian, thời gian, khái niệm hay nguyên nhân-
hệ quả. Điều này cũng xuất phát từ mô hình
<6><6>.