Các hình thức trình bày
205
3.
Mối quan hệ giữa các đối tượng xuất hiện khi sử dụng
cơ cấu đó.
Các đối tượng thể hiện qua các đặc điểm riêng,
qua số lượng, qua vị trí trong không gian, qua vị trí trong
thời gian, qua ảnh hưởng tác động lên nhau, qua sự tương
tác với hai hay nhiều yếu tố kể trên.
4.
Xuất phát điểm của các cơ cấu.
Trên cùng, chính giữa,
phần mở đầu, phần kết thúc...
Khi đi sâu vào từng cơ cấu trong các trang tiếp theo, chúng
ta sẽ liên tục trở lại với bốn tiêu chuẩn này để luôn nhận thức
rõ ràng về chúng và để giúp ta vẽ ra các ví dụ cho từng cơ cấu.
SỬ DỤNG MỘT CƠ CẤU TRÌNH BÀY NHƯ THẾ NÀO?
Các cơ cấu trình bày giúp chúng ta theo ba cách rất sâu sắc.
Đầu tiên, chúng chứng minh rằng không phải vô ý hay tình
cờ mà ta tạo ra được những bức hình giải quyết vấn đề đầy
ý nghĩa. Ngược lại, các cơ cấu chỉ ra rằng luôn có một lý do
hợp logic cho việc lựa chọn hình vẽ này thay vì hình vẽ khác,
và quá trình đó hoàn toàn có thể học và lặp lại được. Thứ hai,
hành động lựa chọn đơn thuần một trong các hình thức buộc
chúng ta phải suy nghĩ thật kỹ xem trong những điều mình
thấy, điều gì là quan trọng nhất để trình bày. Nếu con người
là quan trọng nhất – yếu tố
ai – ta sẽ sử dụng chân dung. Nếu
thời gian là quan trọng nhất – yếu tố
khi nào – ta sẽ sử dụng
một đường thời gian,... Cuối cùng, bằng cách mang lại cho
chúng ta một phương thức phối hợp rõ ràng và một điểm xuất