Chỉ cần mẩu khăn giấy
220
tình huống vẫn luôn là xương sống cho các chương trình MBA
vì chúng “hiện thực hóa” những ý tưởng trừu tượng. Trong
phần III, chúng ta sẽ áp dụng phương pháp tương tự.
Dựa trên bối cảnh một công ty phần mềm tưởng tượng
đang gặp khủng hoảng, chúng ta sẽ đưa tất cả mọi điều vừa
bàn luận vào ứng dụng: quá trình tư duy thị giác, mô hình
SQVID, mô hình
<6><6>, và bí kíp. Để thực sự thể hiện được
tư duy thị giác hiệu quả đến mức nào đối với một vấn đề kinh
doanh phức tạp, chúng ta sẽ sử dụng các công cụ này để tạo
ra những hình vẽ bao quát mọi điều mình sẽ gặp trong trường
kinh tế. Bắt đầu với việc nghiên cứu khách hàng, chúng ta sẽ
chuyển qua marketing và phát triển sản phẩm, phân tích tài
chính, lên kế hoạch dự án và cuối cùng là đưa ra quyết định
chiến lược. Tóm lại, sẽ có rất nhiều điều cần phải để mắt tới.
Như với mọi bài tập tình huống “khó nhằn”, có hai cách để
tiếp cận với điều này: lướt qua tổng thể hoặc đào sâu chi tiết.
Để giúp những độc giả muốn lướt nhanh, bài tập tình huống
này được chia thành sáu chương, mỗi chương trình bày một
trong sáu hình thức trình bày thị giác. Nếu chủ yếu quan tâm
đến bản thân các cơ cấu trình bày đó, bạn chỉ cần đọc hai hoặc
ba trang tóm tắt của mỗi chương và vẫn nắm được tương đối
tốt toàn bộ diễn biến. Nếu bạn quan tâm tới việc theo sát toàn
bộ dòng suy luận một cách chi tiết, hãy theo sát từ đầu. Trong
quá trình tìm hiểu, bạn sẽ nhận thấy rằng mỗi bức tranh được
tạo ra từng bước theo một chuỗi các khung hình – gần giống
như loại phim hoạt hình ảnh tĩnh (stop-action) – để giúp bạn