Mọi điều tôi biết về kinh doanh đều từ trò vừa-diễn-vừa-kể
329
Tất cả các cánh tay sẽ giơ lên. Bao nhiêu bé biết nhảy? Tất cả
đều giơ tay. Bao nhiêu bé biết vẽ? Tất cả đều giơ tay. Giờ hãy
hỏi bao nhiêu bé biết đọc: có thể có một vài cánh tay. Sau đó,
hãy đến một phòng học của lớp 10 và hỏi các học sinh 16 tuổi
những câu hỏi đó: Bao nhiêu người biết hát? Một hoặc hai
cánh tay. Bao nhiêu người biết nhảy? Một vài. Bao nhiêu người
viết vẽ? Một đôi. Giờ thì hỏi xem có bao nhiêu người biết đọc?
Tất cả đều giơ tay.
Đừng hiểu lầm tôi: Tuyệt đối chẳng có gì sai với việc học
đọc cả. Nhưng điều gì đã xảy ra với hát, nhảy và vẽ? Một khi
ta tin là mình biết làm những điều đó – thực ra, ở tuổi mẫu
giáo, phần lớn chúng ta đều thực hành những môn này một
cách vui vẻ hàng ngày – vậy vì sao, mười năm sau, quá nhiều
người trong chúng ta lại quên mất mình đã từng biết? Và vì
quên (hoặc thậm chí tưởng là mình đã quên), liệu có phải
chúng ta đang đánh mất điều gì đó rất cơ bản trong khả năng
giải quyết vấn đề bẩm sinh rất có thể sẽ hữu ích cho chúng ta
trong thế giới kinh doanh trắng-đen, đúng-sai, chú trọng số
lượng này không?
Trên chặng cuối của cuốn sách này, tôi có một câu chuyện
để chia sẻ, và đó là ví dụ tốt nhất trên đời về điều
cần tránh
khi dùng một bức vẽ giải quyết vấn đề. Đó là một câu chuyện
đáng sợ và xem bề ngoài thì có vẻ như ngấm ngầm phá hoại
rất nhiều những điều chúng ta vừa bàn đến ở đây – ít nhất đó
cũng là những gì tôi nghĩ khi nó xảy ra. Chỉ khi suy ngẫm lại,
tôi mới nhận ra là thực tế, câu chuyện đó càng chứng minh