Chỉ cần mẩu khăn giấy
372
đường mòn này và vai trò của chúng trong việc phân tách các
tín hiệu thị giác thành các thành phần riêng biệt cần cho quá
trình xử lý trong khắp não bộ. Hình biểu đồ này minh họa ba
trong số những đường mòn đó, và điều mà tôi thấy được thật
đáng ngạc nhiên: Tên của chúng trùng với mô hình 6 W.
Từ lâu tôi đã nhận rằng bằng cách phân chia vấn đề thành
6 yếu tố W (
ai/cái gì, bao nhiêu, ở đâu, khi nào, như thế nào, vì
sao) và sau đó tạo ra một hình vẽ cho mỗi yếu tố thì có thể làm
sáng tỏ bằng hình ảnh gần như bất cứ vấn đề nào. Tuy nhiên
khi đối diện với những cái tên của các đường mòn thị giác mới
được phát hiện này, tôi vẫn không thể tin vào mắt mình. Chuỗi
đường mòn bản thân nó đã rất thú vị rồi, nhưng điều làm tôi
nín thở lại là những cái tên rất đỗi phi khoa học: đường mòn
cái gì, đường mòn ở đâu và đường mòn như thế nào. Đây chính
là những “cách nhìn” tôi vẫn luôn căn cứ vào, nhưng giờ chúng
không chỉ là những ý tưởng trừu tượng để tìm trong thế giới
thị giác nữa. Chúng là những con đường vật lý dẫn trực tiếp
đến những vùng cụ thể trong não.
“Đợi một phút,” tôi tự bảo mình. “Không thể đơn giản như
vậy được. Không thể nào chúng ta tự nhiên đã
nhìn theo 6 yếu
tố W –
ai, cái gì, ở đâu, khi nào... Như thế thì đơn giản quá. Đó
chỉ là những định nghĩa phổ biến rộng rãi mà chúng ta nghĩ ra
để hiểu và diễn tả bản chất của những câu chuyện phức tạp,
đúng không?”.
Sai. Lúc ấy, khi đã có đủ hứng thú để đọc tất cả những gì tôi
có thể tìm thấy về cách hoạt động của thị giác/khả năng nhìn,