Chỉ cần mẩu khăn giấy
380
người sáng tạo – những người nhìn thế giới theo cách đầy cảm
xúc, định tính.
Điều làm tôi thấy lý thú nhất là quá trình xử lý thị giác đó
lại diễn ra ngang nhau ở cả hai bán cầu não. Điều này rất có thể
ám chỉ rằng việc thực hành tư duy thị giác theo cách tôi mô tả
ở đây (nhìn chủ động, thấy các yếu tố 6 W, sử dụng SQVID,
tận dụng quy tắc
<6><6>,...) sẽ kích thích cả khả năng phân
tích và sáng tạo của chúng ta theo cách mà chỉ có nói và viết
hoặc vẽ và nguệch ngoạc không thôi đều không làm được.
Cách chúng ta thấy,
phần 3: Những điều ta chưa biết
Theo lẽ công bằng, phần này nên là phần dài nhất của phụ lục.
Xem xét lại các giáo trình về khoa học thị giác và trò chuyện
với các giáo sư thần kinh luôn luôn dẫn tới cùng một điểm:
Chúng ta chỉ mới bắt đầu chạm tới bề mặt của việc hiểu cách
hoạt động của thị giác. Nói vậy nhưng nhờ sự lao động miệt
mài của các nhà khoa học thần kinh, các nhà tâm lý học, những
nhà tâm lý học nhận thức, những người nghiên cứu thị giác
nhân tạo (thị giác máy tính), các kỹ sư trí tuệ nhân tạo và các
chuyên gia trong vô số lĩnh vực liên quan tới thị giác, hiểu biết
của chúng ta đang tăng lên theo cấp số nhân.
Nói theo cách nào đó thì bài kiểm tra khó nhằn để biết liệu
chúng ta đã thực sự “hiểu” cách mình nhìn chưa sẽ là khi ta tạo
ra được những máy móc có khả năng nhìn như chúng ta. Trong